Ngoài một nền kinh tế phát triển, văn hóa và chế độ chính trị của Thụy Điển cũng rất đáng ngưỡng mộ. Bạn hãy nghe nhân vật “tôi” dưới đây kể về trải nghiệm của mình nhé.
8 năm trước, đại học Lund ở Thụy Điển có dành ra một suất học bổng, mời tôi đến phỏng vấn học. Trong thời gian đó, tôi không cần phải lên lớp học, cũng không cần làm bài luận, chỉ cần đi đó đây quan sát, cảm giác như đang được ăn uống miễn phí vậy.
Lúc sắp rời đi tôi mới áy náy hỏi: “Các ông bỏ nhiều tiền ra để mời tôi đến học, rốt cuộc để làm gì?”.
Một vị giáo sư đã trả lời tôi rằng: “Chúng tôi muốn cho bạn biết rằng trên thế giới này còn có một đất nước có chế độ tốt hơn cả nước Mỹ”.
Thụy Điển là một quốc gia nhỏ chỉ có 10 triệu dân. Vậy thì làm sao một nước nhỏ thế kia lại có thể có được sự tự tin về chế độ và văn hóa mạnh mẽ như vậy?
Có một vị cảnh sát trưởng giới thiệu rằng: cô ấy làm Kiểm sát trưởng đã 32 năm rồi, chưa bao giờ thụ lý vụ án nào mà quan chức tham nhũng cả. Còn có một vị cảnh sát lúc giảng bài nói: Ông từ lúc làm cảnh sát đến giờ đã hơn 20 năm rồi, chỉ gặp qua một người cố gắng để đút lót cho ông.
Có một người ở quốc gia thuộc Đông Âu, bởi vì lái xe bất hợp pháp nên bị ông bắt giữ, người lái xe vi phạm luật ấy đã cố đút lót cho ông 500 Crans Thụy Điển. Vị cảnh sát nói: “Tôi một tay nắm lấy anh ta đưa vào xe cảnh sát”. Vốn dĩ người vị phạm luật đó theo pháp luật thì chỉ cần phạt tiền thôi, nhưng vì anh ta đã cố đút lót cho cảnh sát nên đã bị phán hai năm tù!
Vị cảnh sát nói: “Tôi từ trước đến giờ chưa từng nghĩ là sẽ nhận hối lộ, bởi vì mức lương nhà nước trả cho tôi đã đủ để tôi sống rồi”.
Tôi từng tham dự một phiên tòa về hình sự. Sau khi kết thúc phiên tòa, tôi có hỏi một vị bồi thẩm đoàn: “Ông làm thế nào để ngăn bản thân mình không tham nhũng vậy?”.
Ông ấy ngạc nghiên hỏi lại tôi: “Tham nhũng ư? Sao tôi có thể làm như vậy được?”.
Tôi lại hỏi: “Tại sao lại không thể?”.
Sau một hồi nghiêm túc suy nghĩ, ông nói: “Căn bản là không có khả năng. Trước khi lên tòa, tôi không biết ai xét xử; trước khi bị cáo lên tòa, không biết ai sẽ thẩm vấn; tòa án điều tra vừa kết thúc, chúng tôi liền đưa ra ý kiến phán quyết. Dù muốn ăn hối lộ cũng không có cơ hội”.
Đằng sau việc các quan chức Thụy Điển không tham nhũng đó là một nền tảng xã hội vững chắc với những người dân không có tính tham.
Trước khi về nước tôi có đến một tiệm salon cắt tóc. Sau khi đẩy cửa vào, người thợ cắt tóc nữ hỏi tôi: “Ngài có hẹn trước không ạ?”.
Tôi buồn bực hỏi lại: “Cắt tóc cũng cần phải hẹn trước sao?”.
Cô ấy liền kiểm tra một cuốn sổ nhỏ, nói rằng buổi chiều ngày mốt vẫn còn một suất, ông đến ngày đó đi.
Sau khi cắt tóc tôi mới biết được, một lần cắt tóc bình thường lại lấy hơn 300 tệ. Nhưng cho dù là làm ăn kiếm tiền được nhiều như thế, nhưng người ta cũng chỉ đến 4 giờ chiều là đóng cửa, quyết không làm thêm.
Có lần tôi nói chuyện với chủ nhiệm khoa Đông Phương học đại học Lond, trong thời gian “cải cách văn hóa” thì anh ấy đã từng đến Trung Quốc làm việc rất nhiều năm. Tôi nói rằng ông chủ Volvo của các anh hẳn là rất giàu phải không? Anh ta nói rằng ông chủ không có đạo đức.
Tôi liền kinh ngạc hỏi tại sao. Thì anh ấy trả lời rằng: “Ông Volvo có nhiều tiền chính là không có đạo đức”. Tôi lúc này mới hiểu ra trên đời này thì ra còn có một quan điểm đạo đức như thế này, đó là: “Giàu thì chính là không có đạo đức”. Tôi không biết là quan điểm đạo đức này có phải là quan điểm chung của người Thụy Điển không, nhưng người Thụy Điển không thích vật chất mà yêu tự nhiên, cả xã hội đều có cảm nhận chung như vậy.
Khoảng một năm trước, tôi đã mời người của Đại sứ quán Thụy Điển đến Đại học Khoa học Chính trị để nói về chủ nghĩa xã hội. Có một cô nhân viên tên là Mã Duyên Hoa nói chuyện với tôi: “Ở Thụy Điển, lái một chiếc xịn, giống như là làm ăn trộm vậy đó, rất sợ bị người khác nhìn thấy. Người Thụy Điển mà đổi xe, thường sẽ dùng loại giống nhãn hiệu và kiểu dáng xe trước, như vậy thì hàng xóm sẽ không phát hiện được là bạn đổi xe mới”.
Người dân Thụy Điển không thích vật chất, quan viên có thể chống việc nhận hối lộ của dân, theo tôi thì phải có những nguyên nhân chính.
Điều đầu tiên, phúc lợi xã hội và chế độ bảo hiểm đầy đủ, khiến cho người dân không cần phải lo lắng. Đi học không cần đóng tiền, dưỡng lão cũng không, khám bệnh cơ bản không cần tiền. Người dân không cần vì sinh lão bệnh tử mà “lo này lo kia”, liều sống liều chết.
Điều thứ hai, thuế của Thụy Điển đã đạt hơn 40%, và thuế nặng như vậy đã khiến mọi người mất đi động lực để đuổi theo sự giàu có.
Điều thứ ba, công tác quản lý nhà nước công khai, minh bạch ngoài sức tưởng tượng của chúng tôi, tài sản của quan viên công khai là điều đương nhiên, thủ tướng mời khách ăn cơm, thực đơn cũng cần phải đăng lên mạng.
Tổng thống Pháp Jacques Chirac đã từng gọi cho Thủ tướng Thụy Điển, chỉ trích người Thụy Điển phản đối gia nhập khu vực đồng Euro, tin này đã được công khai. Chirac đã rất tức giận và một lần nữa gửi một bức thư cho Thủ tướng Thụy Điển và hỏi tại sao cuộc nói chuyện riêng lại đem công khai? Kết quả là tin này lại một lần nữa đem ra công khai. Bởi vì theo pháp luật của Thụy Điển, những điều trên đều thuộc phạm trù chính trị công khai.
Điều thứ tư, xã hội minh bạch, không chỉ công chức được yêu cầu phải tiết lộ tài sản, mà các quản lý điều hành cấp cao của công ty cũng phải tiết lộ tài sản của họ. Theo “hệ thống đăng ký bất động sản” của Thụy Điển, bất cứ ai mua một ngôi nhà ở các địa phương, đều bắt buộc phải đăng quảng cáo, bao gồm vị trí nhà ở, thời điểm giao dịch, người mua và tên của người bán, giá giao dịch, diện tích nhà ở và xây dựng các tình huống, v.v. tất cả mọi thứ. Việc quảng cáo như vậy không có bất kỳ mục đích thương mại nào, chỉ là nó chuẩn bị cho những người hiện đang và sẽ quan tâm đến tài sản của người mua.
Điều thứ năm, phong tục giản dị. Phong tục của người Thụy Điển không ủng hộ cá nhân nổi bật mà ủng hộ sự đơn giản tự nhiên. Doanh nghiệp không ủng hộ việc tăng ca. Một người mà thường tăng ca, sẽ bị coi là người có ý đồ xấu. Ở một đất nước yêu thiên nhiên nhưng lại không thích sự giàu có, quan chức tham nhũng để làm gì? Ngược lại, ở một đất nước mà tiền là cao nhất, làm sao các quan chức có thể không tham nhũng cho được? Điều kỳ lạ là một quốc gia thoải mái và tự nhiên này lại là một trong những quốc gia có khả năng cạnh tranh quốc tế mạnh nhất.
Sau khi trở về từ Thụy Điển, mỗi khi gặp những người cầm quyền của nước lớn “chăm chỉ tham nhũng”, tôi liền nghĩ đến đất nước nhỏ bé xa xăm ngoài kia, tôi lại xấu hổ cúi đầu.
Tiểu Minh