Các bác sĩ Trung Quốc đã công bố phương pháp điều trị bệnh nhân bỏng nặng mới. Nhưng sự thực đằng sau phương pháp này khiến cho người ta phải rùng mình.
Theo thống kê từ các bệnh viện, các bệnh nhân bỏng nặng thường có tỷ lệ tử vong rất cao. Việc cấp cứu và điều trị các bệnh nhân bỏng nặng luôn là vất đề rất khó khăn và phức tạp, trong đó các bác sĩ phải sử dụng hàng loạt biện pháp phẫu thuật để cứu chữa cho bệnh nhân.
Phẫu thuật ghép da điều trị bỏng sâu là một kỹ thuật rất quan trọng trong điều trị bệnh nhân bỏng với mục đích che phủ phần tổ chức đã bị khuyết da mà tự nó không có khả năng tạo biểu mô bao kín vết bỏng nhằm chống thoát huyết tương, chống vi khuẩn xâm nhập, kích thích nền phát triển tổ chức hạt, chống các tác động từ bên ngoài…
Nguồn của da cho các ca phẫu thuật này thường đến từ:
- Da tự thân của bệnh nhân: da từ những chỗ không bị bỏng được lấy và được ghép sống vĩnh viễn trên các vết bỏng
- Da đồng loại – da cùng loài người, thường là da của thai nhi bị chết, da người lớn bị chết đột tử hoặc do tai nạn. Da này thường được sử dụng trong vòng 24h.
- Da dị loài, thường là da ếch, da lợn (tươi hoặc bảo quản khô) có tác dụng che phủ tạm thời
- Màng sinh học: màng rau thai tươi, bảo quản khô.
Phương pháp trị bỏng “tuyệt vời” của Trung Quốc?
Năm 2013, trong bộ phim tài liệu Red Reign (Triều đại Đỏ), Giáo sư, bác sĩ Aryeh Eldad, thành viên Quốc hội Israel trong một cuộc phỏng vấn của đài truyền hình NTD Israel đã tiết lộ:
“Tôi đọc một bài báo trong một tài liệu y khoa nói rằng ở Trung Quốc, trong một ca phẫu thuật bệnh nhân bị bỏng nặng, người ta đã che phủ tạm thời gần 90% cơ thể bệnh nhân bằng da người.”
“Chúng ta sử dụng phương pháp giống như thế trên toàn thế giới bằng các mảnh da hẹp lấy từ xác những người đã tử vong. Nhưng bài báo từ Trung Quốc đó nói rằng họ sử dụng da của toàn bộ cơ thể người – như một chiếc vỏ bao – và tôi hỏi bác sĩ phẫu thuật, “Làm sao ông có thể giữ lạnh được một miếng ra lớn như thế?”, và ông ta nói, “Không, chúng tôi không sử dụng bất cứ phương pháp giữ lạnh nào”, “Vậy ông nào thế nào?”, ông ấy nói, “Chúng tôi chỉ sử dụng [da] người còn tươi”, tôi nói, “Làm sao anh có được một miếng da tươi có kích thước lớn như thế?”, ông ta nói:”
“Hiện nay, tại bất cứ thời điểm nào, chúng tôi cũng có hàng trăm người, ở Trung Quốc, đang chờ bị xử tử hình, và chúng tôi gọi đến nhà tù, thế là họ sẽ bắn những người có kích thước cơ thể bằng với bệnh nhân mà tôi cần chữa trị”.
“Khi tôi nghe như vậy, tôi hiểu rằng phương pháp tuyệt vời được nói đến trong tài liệu y khoa đó là bất hợp pháp, đối với tôi.”
Nguồn gốc của những miếng da người
Việc lựa chọn tù nhân có chiều cao và cân nặng cơ thể phù hợp với bệnh nhân bỏng nặng để hành quyết lấy da quả là lần đầu tiên chúng ta nghe thấy. Để có thể cung cấp những tấm da người “bằng kích thước bệnh nhân” cho việc điều trị tại bất cứ thời điểm nào, hẳn các nhà tù ở Trung Quốc phải có lượng tù nhân bị tuyên án tử rất lớn.
Nhưng, báo cáo từ Tổ chức Ân xá quốc tế với thông tin tổng hợp từ các công bố của Trung Quốc cho biết, trung bình mỗi năm có khoảng 1.680 tử tù bị hành quyết từ năm 1995 đến năm 1999, từ năm 2000 đến năm 2005 là 1.616 mỗi năm. Các tử tù của Trung Quốc cũng được phân bố rải rác khắp đất nước Trung Quốc rộng lớn. Đặc biệt người Trung Quốc có quan niệm rằng khi chết cần phải toàn thây, không dễ gì mà các tử tù và người nhà của họ cho phép các bác sĩ có thể “lột da” của họ để cấy ghép cho bệnh nhân. Do vậy, không dễ mà các bác sĩ ở Trung Quốc có thể lấy được những tấm da người còn tươi, phù hợp với bất cứ kích thước cơ thể nào và vào bất cứ thời điểm nào như đã đề cập trong câu chuyện của bác sĩ Aryeh Eldad.
Vậy, liệu Trung Quốc có một nguồn cấp xác chết để lấy da khác với các tù nhân bị tuyên án tử? Câu trả lời là “có”.
Liên quan đến thảm họa nhân đạo lớn nhất thế kỷ 21
Vương Quốc Kỳ (Wang Guoqi), một cựu bác sĩ tại Bệnh viện Nhân dân, thuộc Lữ đoàn cảnh sát vũ trang Thiên Tân, Trung Quốc, đang tị nạn chính trị tại Mỹ, điều trần trước Quốc Hội Mỹ ngày 27/6/2001, đã thú nhận rằng kể từ năm 1995, ông đã tham gia lấy giác mạc và da của hơn 100 tù nhân trong những chiếc xe tải chuyên dụng gần khu pháp trường hành quyết tử tù. Giác mạc được sử dụng để ghép cho những bệnh nhân cần thay giác mạc, còn da thì được sử dụng để cấy ghép cho các bệnh nhân bị bỏng.
Vương Quốc Kỳ kể rằng, năm 1995, trong một lần lấy da của một tử tù bị hành quyết bằng súng, ông phát hiện rằng tim người ấy vẫn còn đập. Trên thế giới hầu như chưa có trường hợp xảy ra việc tử tù có thể vẫn còn sống sau khi bị hành quyết bằng súng. Vậy vì sao cơ thể người tử tù của ông Vương vẫn còn sống? Phải chăng người này đã bị giết một cách vội vàng cho mục đích lấy giác mạc và da? Liệu họ có phải là tử tù thật sự?
Trong buổi điều trần, Vương Quốc Kỳ cũng cho biết, ngoài giác mạc và da của các “tử tù” bị ông lấy đi, bệnh viện của ông – một bệnh viện công an – còn tiến hành lấy các nội tạng trong cơ thể “tử tù” để bán kiếm lời.
Theo báo cáo công khai số ca ghép tạng ở Trung Quốc thì từ năm 1994 – 1999 có 18.500 ca. Nhưng từ năm 2000 – 2005, con số này tăng vọt lên 41.500. Biểu đồ sau cho thấy, kể từ năm 1999, số lượng các ca phẫu thuật ghép thận vượt rất xa so số lượng tử tù được hành quyết ở Trung Quốc, vậy chắc chắn nguồn thận được ghép không đến từ các tử tù bị hành quyết. Vậy nó đến từ đâu?
Ngày 20/6/2015, Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (World Organization to Investigate the Persecution of Falun Gong-WOIPFG) đã cho công bố kết luận điều tra: “Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dưới sự chỉ huy của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đã giết trên 2 triệu người tu Pháp Luân Công để mổ sống lấy nội tạng”, tin này được xác thực vào ngày 24/6/2015 trong cuộc điện đàm với một Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị của ĐCSTQ là ông Trương Cao Lệ. Phát ngôn viên của WOIPFG, ông Uông Chí Viễn nói:“Đây là con số vô cùng ghê rợn, nhưng hoàn toàn đáng tin.”
Báo cáo của WOIPFG dài hơn 210.000 chữ chứng minh có kho nội tạng sống khổng lồ ở Trung Quốc mà nguồn gốc chủ yếu là từ người tu Pháp Luân Công. Đây được cho là kết quả điều tra trong 10 năm thu thập chứng cứ, theo dõi 865 bệnh viện có hoạt động cấy ghép và hơn 9.500 bác sĩ làm nghề này, kiểm tra thông tin từ các báo cáo luận văn, kho số liệu trên các trang mạng của bệnh viện và gọi hơn 2.000 cuộc điện thoại ghi âm làm chứng.
Ngày 17/3/2006, bà Anne, vợ cũ của một cựu bác sĩ phẫu thuật Trung Quốc đã tiết lộ, từ cuối năm 2001 đến tháng 10/2003, chồng bà đã lấy đi giác mạc của 2.000 học viên Pháp Luân Công còn sống, nội tạng của họ cũng bị mổ cướp, sau đó thi thể bị hỏa thiêu mà không được sự đồng ý của người nhà.
WOIPFG và các nhà điều tra độc lập còn khẳng định, không chỉ mổ cắp nội tạng người tu Pháp Luân Công, các bệnh viện tại Trung Quốc còn tiến hành khai thác da còn tươi của họ để ghép cho các bệnh nhân bị bỏng, và cơ thể của họ cũng có thể không bị hỏa thiêu mà được chuyển cho các công ty tư nhân nhựa hóa thành các tiêu bản để mang ra triển lãm.
Trải qua gần 19 năm, cuộc bức hại những người tu Pháp Luân Công khởi xướng bởi ĐCSTQ – thảm họa nhân đạo lớn nhất thế kỷ 21 – vẫn không có dấu hiệu kết thúc. Và cho đến nay, không ai biết được chính xác có bao nhiêu bộ da người có nguồn gốc từ người tu Pháp Luân Công đã được sử dụng để cấy cho những bệnh nhân bị bỏng ở Trung Quốc gần 19 năm qua.
Pháp Luân Công là một môn tu luyện tinh thần cổ xưa do ông Lý Hồng Chí truyền ra tại Trung Quốc từ năm 1992 bao gồm hai phần căn bản là tập luyện thân thể theo 5 bài khí công và tu tâm tính theo nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn”. Một thống kê của chính phủ Trung Quốc được thực hiện năm 1998 cho thấy, toàn nước có trên 70 triệu người theo tập luyện môn này (trong khi số Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc bấy giờ vào khoảng 60 – 65 triệu người).
Ngày 20/7/1999, cựu Tổng Bí thư Trung Quốc Giang Trạch Dân đã phát động cuộc đàn áp tín ngưỡng phi pháp những người tu luyện Pháp Luân Công. Từ đó, thông tin về việc họ bị giam giữ, tra tấn và bị mổ cướp nội tạng dần dần bị rò rỉ ra ngoài dẫn đến các cuộc điều tra quốc tế.
Theo trithucvn.net