Có thể nói rằng nền kinh tế Trung Quốc đang “hướng về địa ngục”, tuy nhiên dưới bàn tay của các nhà lãnh đạo nước này nó vẫn được nằm trong cái vỏ bọc tốt đẹp của sự phát triển. Điều đáng nói là sự tăng trưởng kinh tế “kiểu Trung Quốc” này có thể làm cản trở các nền kinh tế khác.
Việt Nam có một câu chuyện thầy bói xem voi kể về những người đàn ông mù đi xem voi, mỗi ông sờ được một bộ phận của con voi liền cho rằng con voi là như thế. Có người cho rằng con voi giống cái cột đình, có người cho rằng giống cái quạt mo, có người cho rằng giống con rắn,…
Câu chuyện ngắn gọn nhưng có thể khái quát được cách nhìn nhận của người ta về kinh tế Trung Quốc hiện nay, cũng rất lớn và nhiều bộ mặt khác nhau. Nhiều người đang đánh giá nền kinh tế Trung Quốc dựa trên những thông tin bề mặt mà họ tiếp xúc được.
Thật vậy, theo chuyên gia Stephen Roach, nền kinh tế Trung Quốc góp 40% trong sự tăng trưởng toàn cầu. Tuy nhiên mỗi nhận định cần phải dựa trên các bằng chứng cụ thể, và liệu sự đóng góp kia có thể kết luận mô hình kinh tế nước này là đúng đắn?
Mặc dù nền kinh tế tăng trưởng, nhưng theo công bố của các chuyên gia kinh tế, thiệt hại của các công ty ở Trung Quốc đang tăng theo cấp số nhân, ở cả những ngành công nghiệp quan trọng như thép, nhôm, vận chuyển và xây dựng.
Vậy con số hấp dẫn trên từ đâu ra? Có một số ý kiến cho rằng, nó đã được phóng đại lên hoặc các doanh nghiệp đang cố che giấu sự thua lỗ của mình.
Nền kinh tế Trung Quốc đang trải qua những khó khăn đáng kể, đặc biệt là trong ngành công nghiệp nặng. Tuy nhiên Trung Quốc có nhiều lĩnh vực vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh, theo báo cáo của chính phủ nước này, tốc độ tăng trưởng của họ vẫn trên 6%/năm, một con số cao theo tiêu chuẩn toàn cầu.
Tuy nhiên, mức nợ tổng của Trung Quốc đã tăng nhanh trong nhiều năm qua. Hơn nữa, theo IMF (Quỹ Tiền tệ thế giới), mức nợ của Trung Quốc vượt xa các nước phát triển như Anh, Mỹ, thậm chí còn cao hơn nhiều so với một số nước đang phát triển.
Theo mô hình kinh tế ở Trung Quốc, động lực thúc đẩy tăng trưởng dựa trên cơ sở lực lượng nhân công lớn mạnh và hệ thống các công ty với 100% vốn nhà nước. Các mặt hàng được sản xuất là rất nhiều.
Như một hệ quả, Trung Quốc đang phải đối mặt với những vấn đề trì trệ do dư thừa sản phẩm, không tìm được nguồn tiêu thụ trong nước. Lựa chọn duy nhất là xuất khẩu nhiều hơn nhưng với chất lượng của các mặt hàng Trung Quốc, người tiêu dùng nhiều quốc gia cũng rất hạn chế.
Thêm vào đó, Trung Quốc là một thị trường hấp dẫn cho các doanh nghiệp nước ngoài để đóng góp vào sự tăng trưởng toàn cầu.
Chính phủ nước này luôn có một niềm hy vọng là hàng hóa sẽ tràn ngập thị trường cả nước và nước ngoài. Nhưng đó có lẽ là một viễn cảnh xa xôi khi hiện nay người dân Trung Quốc hoàn toàn mất niềm tin vào hàng hóa nội địa. Thật vậy, nếu trong tương lai không cải thiện chất lượng và lối suy nghĩ “làm giàu trong một đêm” của nhiều thương nhân Trung Quốc thì số lượng công ty đóng cửa sẽ ngày càng tăng nhanh.
Tại hội nghị G20 tổ chức tại Hàng Châu, đã xảy ra sự bất đồng về nhận thức nền kinh tế tại Trung Quốc. Các quốc gia khác cho rằng việc phá sản của một công ty với hơn 50% vốn nhà nước tại Trung Quốc sẽ có thể dẫn tới những biến đổi về chính trị kéo theo những thay đổi về cơ chế xuất nhập khẩu, ảnh hưởng đến quyền lợi của các doanh nghiệp nước đó.
Vì vậy các thông cáo trong G20 nhấn mạnh sự cấp thiết về việc xác nhận tính chân thật của con số tăng trưởng 6%/năm ở quốc gia hơn 1,3 tỉ dân này. Điều này ảnh hưởng tới tính công bằng trong cạnh tranh thương mại thế giới. Hay nói các khác sự tăng trưởng kinh tế “kiểu Trung Quốc” chỉ có thể làm cản trở các nền kinh tế khác.
Các số liệu tổng hợp về Trung Quốc vẫn đang được kết hợp khéo léo để tiếp tục câu chuyện “không ngừng tăng trưởng”. Trong báo chí quốc tế, vẫn có một vài tổ chức chỉ tập trung vào chỉ số GDP, mà cho rằng nền kinh tế nước này vẫn đang phát triển mạnh mẽ.
Hoàng An, theo Forbes