Sau 17 liên tục chịu bức hại, hàng chục triệu học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới kiên trì với đức tin vào các giá trị Chân Thiện Nhẫn, đã dũng cảm nói lên sự thật, từng bước làm thay đổi hoàn cảnh và giải thể sự tà ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Câu chuyện dưới đây đề cập 1 phần về cuộc đời của học viên Pháp Luân Công Vương Hữu Quân. Từng là 1 quan chức cấp cao trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng ông cũng không thoát khỏi bị thanh trừng và bức hại như bao học viên Pháp Luân Công khác. Trường hợp của ông là bằng chứng cho thấy sự khắc nghiệt của cuộc đàn áp, và tính chất độc tài trong phương cách mà Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo đất nước.
Vào thời điểm của những cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Trung Quốc trong năm 1989, ông Vương Hữu Quần (Wang Youqun) chỉ mới bắt đầu làm luận án tiến sĩ về mối bất hòa về mặt lý thuyết giữa Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư của Tổng thống Josip Tito và Liên Xô cũ.
Những năm 1980 là một thập kỷ tương đối tự do ở Trung Quốc – Cách mạng Văn hóa đã kết thúc, đất nước Trung Quốc được xây dựng lại, người dân suy nghĩ nhiều về bản thân và đất nước. Họ rất khó chấp nhận những vấn đề chính trị và xã hội đã gây ra bởi một nhóm người cộng sản cấp cao tham nhũng và cố thủ.
Cũng giống như các sinh viên có lý tưởng tại Quảng trường Thiên An Môn, ông Vương cũng muốn làm một cái gì đó để chống lại tham nhũng đang tràn lan ở Trung Quốc. Tuy nhiên, ông đã tránh thu hút sự chú ý về mình, và quyết định tấn công vào tham nhũng từ bên trong – bằng cách làm việc trong Ủy ban kỷ luật nội bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Cuối cùng, ông Vương đã trở thành cánh tay phải cho người lãnh đạo đầy quyền lực Vi Kiến Hạnh (Wei Jianxing), người đứng đầu cơ quan điều tra nội bộ của ĐCSTQ. Ông Vương đã cùng ông Vi tham dự những cuộc họp tối mật và soạn thảo các bài phát biểu cho ông Vi.
Trong suốt những năm 1990, ông Vương cũng bắt đầu theo tập các môn tu luyện truyền thống của Trung Quốc. Trong năm 1995, ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, một môn tu luyện đã nhanh chóng trở thành môn khí công có ảnh hưởng lớn nhất trên cả nước. Mọi người đều bị cuốn hút bởi những lời dạy về đạo đức của Pháp Luân Công và bởi những cải thiện về sức khỏe mà những học viên Pháp Luân Công trải nghiệm.
Ông Vương khó có thể biết rằng ông và đức tin mới của mình sẽ sớm bị nhắm làm mục tiêu cho cuộc đàn áp, và trở thành kẻ thù mới số 1 của ĐCSTQ.
Trước năm 2010, ông Vương bị tước bỏ vị trí với những đặc ân của mình, bị làm nhục trước mặt đồng nghiệp, bị biệt giam và thẩm vấn với áp lực cao.
Sự thăng quan và mất chức của ông Vương Hữu Quần đã phản ánh sát sao số phận của các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc: “Đầu tiên họ được nhà nước Trung Quốc ca ngợi, sau đó họ bị phỉ báng và bị tấn công một cách dã man“.
Giờ đây, 24 năm sau khi Pháp Luân Công lần đầu tiên được truyền ra công chúng vào ngày 13/5/1992, và 17 năm sau khi cuộc đàn áp bắt đầu, câu hỏi mà ông Vương đặt ra bây giờ là: Sẽ có hồi thứ ba? – một sự hồi sinh của môn tu luyện ở Trung Quốc và sự minh chứng cho hàng chục triệu người đã kiên trì với đức tin của mình?
Pháp Luân Công là một môn tu luyện truyền thống của Trung Quốc – tu luyện là một thuật ngữ dùng để chỉ việc tự thay đổi bản thân mình thông qua rèn luyện đạo đức và thực hiện các bài tập công pháp đặc biệt.
Người theo học Pháp Luân Công cố gắng tuân thủ các nguyên tắc về Chân -Thiện – Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày, và suy ngẫm về những khó khăn xảy đến với họ như là những cơ hội để cải thiện bản thân mình. Pháp Luân Công bao gồm 5 bài tập nhẹ nhàng.
Kể từ ngày 20/7/1999, ĐCSTQ đã tham gia vào một chiến dịch đàn áp tàn bạo, nhằm loại bỏ môn tu luyện Pháp Luân Công. ĐCSTQ đã gặp khó khăn hơn rất nhiều so với dự kiến. Các chỉ thị được đưa ra bởi cựu lãnh đạo tối cao Giang Trạch Dân, người dường như cảm thấy cá nhân bị xúc phạm bởi sự phổ biến của Pháp Luân Công.
“Lẽ nào người cộng sản chúng ta vốn có sẵn lý luận chủ nghĩa Mác, tin tưởng thuyết duy vật, thuyết vô thần, lại không chiến thắng nổi mấy thứ ‘Pháp Luân Công’ hay sao?”, ông Giang đã viết trong một lá thư gửi đến những quan chức hàng đầu của ĐCSTQ.
Điều này đã gây ra một thảm họa nhân quyền và huy động một lực lượng an ninh lớn chưa từng có ở Trung Quốc kể từ thời kỳ Mao Trạch Đông. Với phong cách kinh điển của một phong trào quần chúng theo phong cách Mao, thực tế tất cả mọi người trong xã hội đã bị tràn ngập với tuyên truyền chống lại Pháp Luân Công, và họ bị đòi hỏi phải tuyên bố lập trường của mình là ủng hộ hay chống lại Pháp Luân Công.
Học sinh bị buộc phải ký vào một tờ giấy nói rằng môn tu luyện Pháp Luân Công là một “dị giáo” trong ngày đầu tiên đến trường. Các học viên Pháp Luân Công đã bị cô lập, bị đấu tranh chống lại, bị bỏ tù và bị tra tấn.
Những lãnh đạo cấp cao, các quan chức và cựu quan chức của ĐCSTQ cũng không được để yên. Nhiều người đã có gia đình hoặc người thân theo môn tu luyện, và họ cũng bị coi là kẻ thù chỉ trong chốc lát.
Vì lý do này mà nhiều học viên cho rằng chiến dịch chống lại Pháp Luân Công của ĐCSTQ giống như cuộc cách mạng văn hóa thứ 2. Cuộc cách mạng văn hóa thứ nhất được biết đến một cách rộng khắp ở Trung Quốc và ở nước ngoài, nhưng ‘cuộc cách mạng văn hóa’ thứ 2 thì không như vậy, những học viên Pháp Luân Công là mục tiêu duy nhất của chiến dịch đàn áp này.
Nhiều người tập trung vào các vấn đề của người Trung Quốc vì mục đích mưu sinh, nên họ có rất ít hiểu biết về những câu chuyện và những nỗ lực cố gắng của những người như ông Vương Hữu Quần, và do đó họ thường không nhìn thấy được ý nghĩa của chiến dịch chống lại Pháp Luân Công của ĐCSTQ, và mức độ khủng bố mà cộng đồng những người theo Pháp Luân Công đang phải đối diện.
Trong gần một thập kỷ, ông Vương đã viết thư cho những lãnh đạo Đảng cấp cao và những quan chức đã nghỉ hưu, để bảo vệ Pháp Luân Công, tuyên bố sự vô tội của mình và lên án sự thèm khát quyền lực của Giang Trạch Dân. Ông Vương đã viết những bức thư này từ chính căn hộ do nhà nước cung cấp ở Bắc Kinh, nơi ông được phép ở lại trong suốt 9 năm sau khi cuộc đàn áp bắt đầu. Ông Vương cho rằng sự khoan dung đặc biệt này do Vi Kiến Hạnh dùng để bảo vệ ông.
Cũng là người đứng đầu bộ máy kỷ luật của Đảng, ông Vi thuộc một ủy ban giám sát hệ thống an ninh. Năm 1998, trong một bữa ăn trưa, cá nhân ông Vương đã trao cho ông Vi một lá thư về những lợi ích của Pháp Luân Công, yêu cầu ông Vi làm một điều gì đó để ngăn chặn cuộc đàn áp, đang được những người thuộc phe tư tưởng cứng rắn áp dụng đối với các học viên Pháp Luân Công.
Ông Vương là đảng viên đầu tiên bị khai trừ khỏi ĐCSTQ do có quan hệ với Pháp Luân Công. “Tất cả các chi bộ Đảng ở cấp Trung ương ở Bắc Kinh đã có một cuộc họp, trong đó tên của tôi đã bị nêu ra”, đây là một phương pháp kinh điển về đấu tranh chính trị trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc mà ở đó những đảng viên “bướng bỉnh” bị nêu tên và trở thành “những ví dụ tiêu cực”.
Ông Vương đã bị giam cầm khoảng 4 tháng, bị theo dõi 24h mỗi ngày, và là đối tượng của những cuộc thẩm vấn dai dẳng, kéo dài. Năm 2008, khi ông viết một bức thư gửi cho rất nhiều người, ông đã bị kết tội “sử dụng một tổ chức tôn giáo không chính thống để phá hoại việc thực thi pháp luật” và bị kết án 4 năm tù giam. Trước khi thực sự bị giam cầm tại nhà tù Tần Thành ở Bắc Kinh, ông đã trải qua hơn 532 ngày trong các trại tạm giam.
Kể từ đầu năm 2015, ông tiếp tục chiến dịch viết thư của mình, gửi đến các quan chức Trung Quốc đã nghỉ hưu và đề cập các vấn đề với lãnh đạo Đảng Tập Cận Bình trong các bài xã luận chi tiết.
Ông Vương cho rằng trường hợp của mình là một bài học điển hình cho yếu tố cá nhân trong nền chính trị Trung Quốc. Việc người bảo trợ của ông đã có thể bảo vệ ông khỏi những gì tồi tệ nhất từ một hành động chính trị xấu xa nhất của Đảng, đã nói lên vai trò quan trọng của những nhân vật cốt cán trong việc quyết định chính sách nào được xây dựng và thực hiện như thế nào ở Trung Quốc.
“Trung Quốc là một xã hội do một nhóm người cai trị chứ không phải là một xã hội pháp trị”, ông Vương nói.
Điều then chốt là phải thấy được tầm quan trọng của yếu tố cá nhân trong việc đưa ra chính sách đàn áp Pháp Luân Công.
“Cốt lõi của vấn đề là Giang Trạch Dân. Chỉ có một số ít người khác là có những suy nghĩ xấu về Pháp Luân Công”.
Trong mối tương tác của mình với những cán bộ Đảng cấp cao, ông Vương Hữu Quần cảm nhận được rằng rất nhiều người trong chính quyền Trung Quốc đã có một ấn tượng sâu sắc về sự kháng cự kiên cường của các học viên Pháp Luân Công trong suốt 17 năm qua.
Sự hy sinh của họ cho đức tin của mình là một sự tương phản hoàn toàn với sự tự bảo toàn mạng sống và theo đuổi vật chất của các quan chức Trung Quốc. “Không còn ai tin tưởng vào chủ nghĩa Mác nữa”, ông Vương nói. “Không ai tin vào Đảng. Mọi người chỉ tìm lợi ích riêng cho mình”.
Chỉ nghĩ rằng việc đàn áp môn tu luyện đã không còn thịnh hành về chính trị, hay thậm chí là nó có thể kết thúc, cũng đã làm cho một số người trong bộ máy an ninh phải sợ hãi. Họ muốn biết ‘gió đang thổi theo chiều nào’ và việc thanh trừng hệ thống đàn áp các học viên Pháp Luân Công của Tập Cận Bình đã khiến cho tâm trí họ bất an.
“Đây là một hệ thống độc tài toàn trị, với sự kiểm soát và giám sát tập trung. Trong mỗi khu vực, quyền lực của quan chức phụ trách là tuyệt đối. Nhưng ngay sau khi người đứng đầu thay đổi, mọi thứ có thể thay đổi “, ông Vương nói. “Nếu Giang Trạch Dân qua đời, chính sách đàn áp có thể thay đổi hoàn toàn”.
Theo Vietdaikynguyen