Giới phân tích cho rằng, Trung Quốc luôn cố đóng vai “nạn nhân” ở Biển Đông, nói một đằng nhưng làm một nẻo, vì vậy không thể tin những gì quan chức nước này phát biểu.
Theo nhà phân tích Graeme Dobell của Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI): ” Với chủ đề Biển Đông, mỗi lần Bắc Kinh phát biểu thì lại là những phàn nàn về sự bất công nào đó đang áp đặt cho họ” , họ phủ định quyền và lợi ích không thể chối cãi của nước này. Ngôn từ kiểu một nạn nhân như: “mọi người xúm vào để chống lại nước Trung Quốc tội nghiệp nhưng rồi Bắc Kinh sẽ vượt lên chiến thắng dù những vết thương lòng lịch sử vẫn nhức nhối“.
Graem Dobell dẫn ví dụ về trường hợp đáp lại các ý kiến của Mỹ về tự do hàng hải và luật pháp quốc tế ở Biển Đông, chuyên gia Trung Quốc Yanmei Xei nhận xét: Bắc Kinh “Không xem hành động của hải quân Mỹ là nhằm vào việc duy trì luật pháp quốc tế. Thay vào đó, Trung Quốc cho rằng Washington chủ yếu là muốn ngăn chặn sự trỗi dậy của Bắc Kinh”.
Bắc Kinh thường tự hào tuyên bố về sức mạnh của mình, nhưng trong rất nhiều thông điệp khi cần thể hiện ra, nước này lại cư xử như kiểu các thiếu nữ: “Sao mọi người quá đáng với em thế?”
Tại diễn đàn an ninh khu vực Đối thoại Shangri-La ở Singapore hồi tháng 5/2015, trưởng đoàn Trung Quốc là Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) phát biểu: “Chúng tôi hy vọng các nước liên quan sẽ làm việc cùng nhau trên cùng quan điểm để xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác”.
Câu này đã được Graeme Dobell châm biếm lại là: “Chúng tôi chắc chắc sẽ tiếp tục xây dựng đảo nhân tạo. Hàng núi cát tiếp tục được hút và bồi đắp. Quý vị hãy quen dần với chuyện đó đi. Hãy chấp nhận thực tế mới và những việc đã rồi của chúng tôi”.
Còn với kết luận của Đô đốc Tôn: “Chúng tôi hy vọng rằng tất cả các nước trên thế giới có tinh thần đôi bên cùng thắng, hợp tác để tất cả cùng thắng, sẽ củng cố đối thoại và tham vấn, có những nỗ lực kiên định để bảo vệ hòa bình và ổn định“, thì Dobell cho rằng “đôi bên cùng thắng có nghĩa Bắc Kinh thắng cả hai lần, còn tất cả cùng thắng có nghĩa Bắc Kinh thắng tất“.
Một học giả khác là Giáo sư Evelyn Goh, Khoa Quan hệ quốc tế của Đại học Oxford, nhận xét: “Với người Trung Quốcnđối thoại Shangri-La chỉ có mục đích để nêu thực tế khó chịu là khu vực châu Á – Thái Bình Dương gồm toàn các đồng minh và bạn bè của Mỹ mà trong đó nhiều nước có nguồn lực lớn“.
Ngày 29/6, các nhà phân tích cho rằng quân đội Trung Quốc (PLA) có thể điều máy bay chiến đấu J-11 đến Biển Đông khi hoàn thành đường băng tại các khu vực nước này cải tạo trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Bắc Kinh tuần trước nói rằng nước này sẽ sớm hoàn thành việc cải tạo trên 7 bãi đá ở Biển Đông. Trong các cấu trúc mới được xây dựng, ít nhất một đường băng đủ tiêu chuẩn để phục vụ cho mục đích quân sự. Đường băng trên đá Chữ Thập dài 3 km, đủ dài cho J-11 hạ cánh.
Theo Ngaynay