Tinh Hoa

Nhà hiền triết Socrates đã từng du hành vũ trụ từ hàng ngàn năm trước?

Một cuốn sách cổ có tên Phaedo, đã ghi chép lại những mô tả của Socrates hoàn toàn trùng khớp với quả địa cầu mà vệ tinh chụp lại. Điều đó đã đưa ra cho con người một giả thuyết, liệu có phải Socrates đã từng du hành vũ trụ và đã nhìn thấy cảnh tượng của quả địa cầu từ xa. 

Liệu có phải Socrates đã từng du hành vũ trụ và đã nhìn thấy cảnh tượng của quả địa cầu từ xa. (Ảnh: t/h)

Người Hy Lạp cổ đại được ghi nhận là đặt nền móng cho nhiều tiến bộ ban đầu trong khoa học và toán học mà vẫn còn ảnh hưởng đến nền văn minh phương Tây sau này.

Nhà thiên văn học và toán học người Hy Lạp Aristarchus của Samos đã đưa ra luận cứ rõ ràng cho mô hình nhật tâm của hệ Mặt Trời hàng nghìn năm trước Copernicus, Archytas được cho là đã phát minh ra một chiếc máy bay chạy bằng hơi nước trước khi anh em nhà Wright phát minh ra máy bay của họ vào năm 1903. Kết quả là không có gì ngạc nhiên khi người Hy Lạp cổ đại và các nền văn minh tiên tiến tương tự khác như Trung Quốc và Ấn Độ cổ đại có thể thậm chí còn tiên tiến hơn ở thời đại ngày nay, thậm chí còn mở ra khả năng đã từng tồn tại du hành vũ trụ từ thời cổ đại.

Một phần cuốn sách Phaedo cổ của Socrates (Ảnh: qua ĐKN)

Một đoạn trích dẫn của Socrates (470-399 trước Công nguyên) được ghi lại trong cuốn Phaedo là một bằng chứng cho luận điểm này. 

“Trái đất khi nhìn từ trên cao trông giống như một quả bóng được bao phủ bởi mười hai miếng da; nó được chia thành các bản vá với màu sắc khác nhau. Có chỗ là màu tím tuyệt vời, có chỗ màu vàng, màu trắng, trắng hơn phấn hoặc tuyết,… Đối với những hốc đất đầy nước và không khí, xuất hiện một màu sắc khi chúng sáng lấp lánh giữa nhiều màu khác nhau, do đó toàn bộ tạo ra một hiệu ứng liên tục và đa dạng. Và trên đó, những thứ mọc lên, cây cối, hoa và trái cây xanh mát và tươi đẹp; Những ngọn núi và những viên đá cũng nhờ thế mà mượt mà hơn với màu sắc trong suốt và đáng yêu”.

Mô tả của Socrates về Trái đất từ 2500 trước giống như đúc với hành tinh Trái đất nhìn từ quỹ đạo ở thời điểm ngày nay. màu xanh của nước biển, cây cối, những ngọn núi và những miếng da được đề cập ở đây không gì khác mà chính là các lục địa và hòn đảo lớn.

Ghi chép của Socrates mô tả Trái Đất từ trên cao y hệt với ảnh chụp vệ tinh ngày nay (Ảnh: ancient-origins)

Một số độc giả coi đây là bằng chứng cho thấy Socrates thực sự nhìn thấy bề mặt Trái đất từ ​​quỹ đạo hoặc ông có thể đã sở hữu các văn bản từ một nền văn minh khác có khả năng du hành vũ trụ từ cổ đại.

Liệu người Hy Lạp cổ đại có thể tiếp cận với công nghệ tiên tiến hơn hiện nay? Nói cách khác, liệu những trích dẫn Socrates đưa ra có chứa thông tin tiên tiến hơn dự kiến ​​dựa trên sự hiểu biết hiện đại về những gì người Hy Lạp cổ đại biết về khoa học không?

Kiến thức khoa học của người Hy Lạp cổ đại

Như chúng ta đã biết, các phương thức mà khoa học hiện đại đưa vào thực tiễn có nguồn gốc từ tư tưởng Hy Lạp cổ đại. Các nền văn minh trước đây được biết đến cùng thời với người Hy Lạp cổ đại cũng đã làm khoa học. Người Ai Cập cổ đại và người Mesopotamians được biết đến với thiên văn học và kỹ thuật tương đối tiên tiến của họ.

Nhà hiền triết Socrates của Hy Lạp cổ đại (Ảnh: Brewminate)

Bắt đầu với Thales (624-546 TCN), các triết gia Hy Lạp tiền Socrates đã bắt đầu làm khoa học vì nhiều lý do khác nhau. Yêu cầu khoa học của họ không chỉ cho các mục đích thực tế như tạo ra lịch, mà còn để hiểu rõ hơn về vũ trụ. Ngoài ra, thay vì trực tiếp gọi các vị thần để giải thích sét, động đất và các hiện tượng tự nhiên khác, những triết gia đầu tiên này đã tìm kiếm những giải thích vật chất dựa trên kinh nghiệm của họ về tự nhiên. Ví dụ, Thales giải thích động đất bằng cách nói rằng đĩa của trái đất đang bị rung chuyển bởi những con sóng của đại dương mà trên đó mặt đất trôi nổi.

Cách tiếp cận này về sau góp phần thúc đẩy sự phát triển về khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Các nhà khoa học Hy Lạp cổ sau này đã sử dụng cách suy nghĩ về thế giới tự nhiên để phát minh ra thiết bị chạy bằng hơi nước hay chứng minh trái đất có hình cầu thay vì phẳng.

Khoa học Hy Lạp cổ đại và lý thuyết trái đất hình cầu

Một trong những nhà triết học Hy Lạp đầu tiên tranh luận về một trái đất hình cầu là Parmenides (thế kỷ thứ 5 TCN). Trường phái triết học Pythagore được thành lập bởi Pythagoras (570-490 TCN) cũng được dạy rằng Trái Đất hình cầu. Một trong những người nổi tiếng nhất theo trường phái này là Philolaus (470-385 TCN). Ngoài việc là người đề xuất ý tưởng trái đất hình cầu, ông cũng lập luận rằng Trái đất di chuyển và nó không phải là trung tâm của vũ trụ.

Nhà toán học thiên tài Pythagoras (570-490 TCN). (Ảnh qua khampha)

Mô tả của Socrates về trái đất giống như một quả bóng đầy màu sắc cũng giống như quan điểm của Philolaus rằng trái đất là một quả cầu chuyển động. Hơn nữa, Plato, học viên đáng chú ý nhất của Socrates, cũng tin vào một trái đất hình cầu và thậm chí có thể là người đề xuất ý tưởng vũ trụ của Philolaus.

Như vậy, vào thời của Socrates, ý tưởng về một trái đất hình cầu đã được nhiều người Hy Lạp có học thức tham gia vào triết học đồng tình. Đây có thể là bằng chứng cho thấy người Hy Lạp đã trực tiếp biết được Trái Đất trông như thế nào từ quỹ đạo. Không loại trừ khả năng họ đã sở hữu các thiết bị bay tiên tiến, điều mà không khó lý giải sau nhiều loạt bài chứng minh sự tồn tại của các nền văn minh huy hoàng với trình độ vượt trội trong quá khứ.

Bản vẽ có từ thế kỉ thứ 2 TCN mô tả chi tiết kích thước tương đối của Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất (Ảnh: ancient-origins)

Sở hữu một dạng thức công năng như Thiên mục cũng có thể xem là một lời giải cho sự việc này. Socrates là một nhà hiền triết và rất có thể ông đã tiếp cận được các thuật pháp và dày công tu luyện.

Kết luận tuyệt đối là một việc không khả thi, nhưng thêm một lần nữa, chúng ta thấy rằng thế giới cổ đại là không đơn giản như người ta vẫn nghĩ, trên thực tế, nó còn rất nhiều bí ẩn đang đợi chúng ta khám phá.

Theo ĐKN

Xem thêm: