Tinh Hoa

Sóc “đánh sập” máy chủ cơ quan hạt nhân Mỹ

Con sóc vừa gặm đứt mấy đoạn dây dẫn, chui vào hộp tổng đài và làm cho các nhà vật lý Phòng gia tốc quốc gia Mỹ SLAC trong 4 giờ liền không thể vào được một kho dữ liệu – trang web SLAC today thông báo.



Một chú sóc đã làm tê liệt hệ thống máy chủ của SLAC. Ảnh: Eco.ru.

SLAC là một cơ sở nghiên cứu vật lý các hạt cơ bản lớn và có uy tín của Mỹ và thế giới, nơi đã từng có 3 nhà vật lý đoạt giải Nobel dưới sự phối hợp điều hành của Bộ Năng lượng Mỹ và Trường ĐH Stanfford. Tuần trước tại đây xảy ra một sự cố kỹ thuật làm một bộ phận của SLAC phải ngừng hoạt động. Trung tâm dữ liệu Blackbox 1 bị tê liệt, máy chủ (server) số 252 bảo vệ thông tin của thí nghiệm BaBar nghiên cứu tính bất đối xứng của vật chất và phản vật chất trục trặc. Сác chuyên gia thiết bị mạng đã phát hiện Trung tâm dữ liệu “bị đánh sập”. Việc cung cấp điện năng vẫn bình thường, chứng tỏ hỏng hóc nằm ở thiết bị mạng hoặc đường cáp.

Сác nhân viên kỹ thuật đã kiểm tra lại từng đoạn cáp quang bằng xung ánh sáng để tìm ra chỗ bị hư hỏng. Cuối cùng họ phát hiện hư hỏng nằm ở những hộp tổng đài đặt ở phía sau tòa nhà trung tâm dữ liệu. Tại đây, một “tên biệt kích” đã làm đứt hai sợi cáp, làm trơ lớp vỏ cách điện của sợi cáp thứ ba. Đầy những dấu răng trên các sợi cáp. “Tang vật” để lại trên hiện trường là một quả thông đang ăn dở, khiến mọi người đều phải bật cười.

Tất cả những dấu tích chứng tỏ răng thủ phạm là… một chú sóc xám sống trên cây sau tòa nhà đặt máy chủ server. Những con sóc thường gặm cành cây do đặc tính của loài gặm nhấm này là răng cửa cứ mọc dài ra liên tục. Chúng ngứa răng phải tìm thứ gì đó để gặm cho răng mòn đi. Lần này chùng nếm thử cáp điện và vô tình lám chập các dây dẫn. Các nhà khoa học cho rằng con sóc còn mò cả vào những hộp tổng đài để tìm thức ăn.

Hiện các hư hỏng đã được khắc phục nhưng cũng phải mất 4 giờ trung tâm dữ liệu mới hoạt động bình thường. Đây không phải lần đầu tiên những con vật gây hư hại cho phòng thí nghiệm vật lý. Năm 2009, các hãng thống tấn đưa tin đã là chim bay qua làm rơi một mẩu bánh mì xuống thiết bị điện của hệ thống làm nguội Máy gia tốc lớn LHC, khiến nhiệt độ của hai khu vực trong máy gia tốc tăng lên.

Phòng thí nghiệm gia tốc quốc gia Mỹ SLAC có đường gia tốc tuyến tính dài nhất thế giới (hơn 3,2 km), nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm các hạt cơ bả dùng chùm electron và tham gia nhiều đề tài nghiên cứu về vật lý, hóa học, sinh học dùng bức xạ synchrotron. Ngoài các nhà vật lý hạt tham gia nghiên cứu tại đây còn có các nhà vật lý thiên văn, các nhà vật lý photon và chuyên gia các ngành khoa học khác.

Tuấn Hà

Theo VietnamNet