Khi Quốc Dân đảng còn nắm quyền ở Trung Quốc, và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang trên đà khuếch trương thế lực, một số học giả nổi tiếng đã hiểu được tác hại của đảng này. Và tất cả dự báo của họ đều ứng nghiệm khi ĐCSTQ cai trị đất nước.
Bài viết này sẽ kể về số phận của những danh nhân Trung Quốc vào khoảng năm 1949, tại thời điểm Đảng Cộng sản chiếm được Trung Quốc sau khi giành phần thắng trong cuộc nội chiến. Trước khi Trung Hoa Dân Quốc rút lui về Đài Loan, Tổng thống Tưởng Giới Thạch hết sức nỗ lực để cứu các học giả và tầng lớp tinh anh của xã hội. Dưới đây là những câu chuyện về các học giả ở lại Trung Quốc và những người rời đi với Tổng thống Tưởng Giới Thạch.
Trong thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc nắm quyền ở Trung Quốc đại lục, khi chủ nghĩa Mác-xít được truyền bá công khai và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang trên đà khuếch trương thế lực, một số bậc thầy học thuật sáng suốt như Trần Khác Dần, Phó Tư Niên, và Tiền Mục đã hiểu được tác hại của chủ nghĩa cộng sản và bè phái của họ. Tất cả dự báo của các học giả này đều ứng nghiệm khi Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp quản quyền cai trị đất nước.
>>> Vì sao Tưởng Giới Thạch 3 lần từ chối đánh bom nguyên tử vào Trung Quốc?
>>> Nhật ký Tưởng Giới Thạch: Vĩ nhân bị vùi dập bởi bộ máy tuyên truyền
Trần Khác Dần nhìn thấu bản chất của chủ nghĩa Mác-xít
Nổi tiếng ở Đại học Thanh Hoa – trường đại học Trung Quốc tương đương với đại học Cambridge của Mỹ – là 3 cột trụ lớn và được vinh danh là “giáo sư của các giáo sư”, Trần Khác Dần không chỉ tài năng về kiến thức chuyên môn, mà còn thông thạo hơn 20 ngôn ngữ. Trong Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ 2, ông đã từng nói với cậu sinh viên tốt nghiệp Shi Quan rằng: “Thực ra, tôi không sợ chủ nghĩa cộng sản hay Đảng Cộng sản. Tôi chỉ sợ người Nga. Khi Cách mạng năm 1911 diễn ra (Cách mạng Tân Hợi lật đổ nhà Thanh và thành lập nước Trung Hoa Dân Quốc), tôi đã ở Thụy Sĩ.
Sau khi biết tin này khi đọc báo, tôi lập tức đến thư viện để mượn một số sách nói về cuộc cách mạng. Nhìn nhận về các cuộc cách mạng, những điều quan trọng nhất cần chú ý là Karl Marx và chủ nghĩa cộng sản, nó thể hiện rất rõ ràng ở châu Âu. Tôi đã đến nhiều quốc gia trên thế giới. Tôi đến châu Âu, Mỹ và Nhật Bản. Nhưng tôi chưa từng đến Nga. Tôi chỉ thấy những người Nga lưu vong ở châu Âu và Hoa Kỳ, và tôi cũng đã đọc nhiều cuốn sách mô tả về Sa hoàng và lực lượng cảnh sát mật của họ. Họ rất quyền lực và độc ác. Tôi cảm thấy ghê sợ”.
Đầu những năm 1950, ông đã viết một bài thơ để minh họa nhận thức của ông về tác hại của chủ nghĩa Mác-Lênin. Ông miêu tả trong thơ: “Chủ nghĩa Mác-Lênin là học thuyết hư cấu và hệ thống mục nát; nhằm mục đích giam hãm tư tưởng và cuộc sống cá nhân. Khi những trí thức chạy đua để học chủ nghĩa Mác-Lênin, thật ra họ đang tự bước vào bẫy của kẻ cai trị”.
Sau khi giành được quyền lực, ĐCSTQ đã khởi xướng những phong trào biến đổi ý thức hệ tư tưởng của giới trí thức vào đầu những năm 1950. Một vài năm sau đó, ĐCSTQ đã phát động một phong trào tàn khốc hơn chống lại các trí thức gia: Phong trào Chống Cánh hữu. Tiếp theo là Cách mạng Văn hóa. Những phong trào này đã làm cuộc đời ông Trần khốn đốn, ông mất vào năm 1969 sau nhiều năm bị đàn áp.
>>> Mao Trạch Đông đã khiến hơn 500.000 trí thức mắc bẫy chết người như thế nào?
Phó Tư Niên tin rằng ĐCSTQ là một nhóm côn đồ
Phó Tư Niên nổi tiếng là thiên tài và bậc thầy chân chính trong giới văn học và lịch sử Trung Quốc thế kỷ 20. Ông thường được so sánh với Trần Khắc Dần. Trong giới trí thức, người có tính cách chân thành và kiên cường như ông rất hiếm thấy.
Phó Tư Niên chưa bao giờ có nhận định tích cực về Liên Xô và ĐCSTQ. Năm 1932, ông công khai tuyên bố rằng Đảng Cộng sản “là một nhóm côn đồ với quy mô lớn”.
Phó Tư Niên cảm thấy khó chịu khi thấy nhiều thanh niên trẻ tuổi dần dần bị biến thành những người cánh tả hung tợn. Ông từng nói: “Nếu tôi là một thanh niên 17 tuổi, tôi có thể bị Đảng Cộng sản lôi kéo. Nhưng vì tôi đã từng tiếp xúc với Đảng Cộng sản, nên tôi sẽ không bao giờ trở thành thành viên của họ!”.
Chính vì sự hiểu biết chính xác của ông về chủ nghĩa cộng sản và Đảng Cộng sản Trung Quốc nên Phó Tư Niên đã không ngần ngại hành động. Ông rời đại lục và trở thành chủ tịch của Đại học Quốc gia Đài Loan. Tháng 12/1950, ông qua đời vì xuất huyết não đột ngột.
Tiền Mục cho biết ĐCSTQ là ‘một xác chết chỉ còn lại xương, thịt và máu’
Nổi tiếng là một trong “Tứ đại sử gia” trong lịch sử Trung Quốc đương thời, Tiền Mục cũng có nhận thức rõ ràng về Đảng Cộng sản. Vào mùa xuân năm 1949, khi nhiều người trí thức bị ĐCSTQ cám dỗ ở lại đại lục, Tiền Mục đã quyết định đến Hong Kong.
Năm 1949, khi quân đội cộng sản vượt sông Dương Tử và bắt đầu tiến về phía nam, các trí thức gia Trung Quốc phải đối mặt với một tình thế khó xử giữa việc ra đi và ở lại. Mao Trạch Đông đã ban hành một tuyên bố sau khi băng qua sông. Sau khi đọc lời tuyên bố, Tiền Mục nói với bạn mình rằng ông không thấy người lãnh đạo thể hiện bất kỳ viễn cảnh nào về sự khoan hồng và tha thứ. Ông nghi ngờ người lãnh đạo mới sẽ không thể chấp nhận mình.
Sau khi rời khỏi đại lục, Tiền Mục thành lập trường Đại học Tân Á ở Hong Kong, đào tạo ra nhiều đại học giả và các thành viên ưu tú của xã hội.
Trong cuốn sách Lịch sử Triết học Trung Quốc, Tiền Mục viết: “Chủ nghĩa cộng sản lan truyền ở Trung Quốc vào thời điểm này đa phần sẽ là xác chết chỉ còn lại xương, thịt và máu… Chế độ này giống như tảng đá lớn lăn từ trên núi rất cao xuống. Càng đến gần lúc đổ sụp, sức mạnh của nó càng lớn… Tuy nhiên, kinh hoàng thay [đường lối] ba ngọn cờ hồng, kinh hoàng thay Hồng vệ binh và Cách mạng Văn hóa, chỉ có những điều khủng khiếp hơn xảy ra sau đó”.
Năm 1990, Tiền Mục qua đời ở tuổi 96.
Mặc dù ba vị học giả bậc thầy này đều có nhận thức tương tự về sự nguy hại của chủ nghĩa cộng sản và ĐCSTQ, nhưng họ đã lựa chọn khác nhau dẫn đến những số phận khác nhau. Trần Khác Dần có cuộc đời bi thảm nhất khi chọn ở lại Trung Quốc đại lục.
Đáng chú ý là Mao Trạch Đông đã công khai chỉ trích cả Phó Tư Niên và Tiền Mục. Tháng 8/1949, trong bài viết có tên “Vứt bỏ ý nghĩ kỳ quặc, chuẩn bị cho cuộc đấu tranh”, Mao gọi họ là “thiểu số rất ít” trong những người bị chủ nghĩa đế quốc điều khiển và là chó săn của họ, kẻ phản động chống lại nhà nước Trung Quốc. Có lẽ lý do là họ có hiểu biết và nhìn thấu bản chất của ĐCSTQ khiến Mao không ngừng căm ghét họ.
Bảo Long, theo Vision Times