Số phận bi thảm của những quan to Trung Quốc bị đấu tố trong thời Cách mạng Văn hóa

21/03/17, 09:03 Cách mạng Văn hóa

Cuộc Cách mạng Văn hóa do Mao Trạch Đông khởi xướng đã gây nên rất nhiều biến động đối với tình hình chính trị xã hội lúc bấy giờ, hàng loạt những quan chức cấp cao cùng thân nhân của họ đã bị liệt vào danh sách “tạo phản”, bị đấu tố và bức hại nặng nề.

Đấu tố trong Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc năm 1966. (Ảnh tư liệu)
Đấu tố trong Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc năm 1966. (Ảnh tư liệu)

Nhằm gia cố quyền lực, năm 1966 ông Mao Trạch Đông đã phát động Cách mạng Văn hóa Trung Quốc, vô số quan chức cấp cao đã bị đưa ra đấu tố, con cái và toàn gia đình họ bị liên lụy. Trong số những đứa trẻ ngày đó, hiện nhiều người lại có quyền cao chức trọng, họ nên nghĩ thế nào về ký ức đau đớn này? Họ có nghĩ phải làm gì để bi kịch lịch sử này sẽ không lặp lại?

Dưới chiêu bài “Cách mạng Văn hóa” của Mao, ngay cả những quan chức cấp cao nhất của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) như Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Bành Đức Hoài, Chu Đức, Trần Nghị, Tập Trọng Huân… cũng bị kết tội, bị giam lỏng, hoặc bị bức hại tàn độc, con cái của họ từ những cậu ấm cô chiêu đầy đặc quyền bỗng chốc không còn gì. Ở đây xin điểm lại vài trường hợp tiêu biểu về bài học lịch sử đau thương này, dĩ nhiên nó không chỉ là bài học của riêng Trung Quốc.

Con trai trưởng ông Đặng Tiểu Bình bị bại liệt vì tự sát không thành

Năm 1962, Đặng Phác Phương, con trai trưởng của ông Đặng Tiểu Bình vào học tại khoa Vật lý Đại học Bắc Kinh, được đảm nhận chức Bí thư Chi bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản của lớp. Sau khi Cách mạng Văn hóa nổ ra, Đặng Phác Phương cũng hăng hái tham gia, đã được chọn làm Tổ phó Tổ Cách mạng Văn hóa của Khoa. Nhưng không lâu sau thì Đặng Tiểu Bình cũng bị hạ bệ, bị liệt vào “phần tử theo chủ nghĩa tư bản”, theo đó tai họa cũng liên lụy đến con cái của Đặng.

Đặng Phác Phương cùng người chị Đặng Lâm và người em gái Đặng Nam đều bị phê đấu và quản chế ngay trong trường học của họ, bị yêu cầu phải phê phán tội trạng của cha họ. Vì quá tủi nhục, ngày ngày Đặng Phác Phương dùng rượu giải sầu. Một hôm Đặng Phác Phương đi dạo cùng một người bạn thân trong Di Hòa Viên, ngồi uống rượu dưới một gốc cây, Đặng Phác Phương không cầm lòng được nói, “Mao đã cưỡi lên lưng cọp, Lâm Bưu và Giang Thanh khó có kết cục tốt đẹp”.

Không may về sau phát ngôn của Đặng Phác Phương bị phái tạo phản của Đại học Bắc Kinh biết và đã truy hỏi. Đặng Phác Phương bị kết tội và bị giam trong tòa nhà màu xám ngoài cổng Đại học Bắc Kinh.

Một hôm Đặng Phác Phương bất ngờ nghe được thông tin phát ra từ kênh phát thanh của nhà trường: Qua điều tra cho thấy, con trai của “đại ca phản động” Đặng Tiểu Bình là Đặng Phác Phương đang học tại trường ta đã cùng một người lạ kết thành “nhóm chống Đảng”. Thông tin khiến Đặng Phác Phương bị đả kích nặng nề, đã quyết định lấy cái chết chứng minh cho bản thân.

Tháng 12/2004, trả lời phỏng vấn chương trình “Mặt đối mặt” của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc, Đặng Phác Phương đã cho biết, vì không thể chịu đựng được bị quy tội “phản cách mạng” nên đã nghĩ cách tự sát. Trước khi tự sát còn âm thầm viết lại thư tuyệt mệnh, nội dung thư ngoài thể hiện quan điểm trung thành với ĐCSTQ, với Mao, còn cho biết “rất không hiểu” vấn đề Cách mạng Văn hóa cư xử với cha mình. Bản thân thì bị rơi vào con đường không lối thoát.

Trong quan trường Trung Quốc, vô số quan to sau khi bị thanh trừng đã để lại ký ức đau thương trong những năm tháng trưởng thành của con cái họ. Trong hình là Đặng Phác Phương, con trưởng của ông Đặng Tiểu Bình (Ảnh: internet).
Trong quan trường Trung Quốc, vô số quan to sau khi bị thanh trừng đã để lại ký ức đau thương trong những năm tháng trưởng thành của con cái họ. Trong hình là Đặng Phác Phương, con trưởng của ông Đặng Tiểu Bình (Ảnh sưu tầm từ internet).

Sau đó Đặng Phác Phương lợi dụng cơ hội đi nhà vệ sinh liền mở cửa sổ ra, nhảy từ lầu ba xuống. Nhưng kết quả người bị ghim vào một cây thép treo lơ lửng, sau đó mới rơi phần lưng xuống, cột sống bị gẫy và hôn mê bất tỉnh.

Theo Hồi ký Đặng Dung, vụ việc Đặng Phác Phương khiến phe tạo phản của Đại học Bắc Kinh cũng bất ngờ. Họ đưa Đặng Phác Phương vào bệnh viện, nhưng bác sĩ nghe nói là con của nhân vật số hai trong phái ủng hộ tư bản nên đã từ chối cứu chữa, sau đó còn bị thêm mấy bệnh viện từ chối… Cuối cùng bà Nhiếp Nguyên Tử (phái tạo phản) phải quyết định ra lệnh cho một cấp dưới tại Bệnh viện số 3 Bắc Kinh chăm sóc.

Dù thoát chết nhưng Đặng Phác Phương bị liệt nửa người, cũng vì thế sau này trở thành Chủ tịch Hội người tàn phế Trung Quốc.

Con trai trưởng của ông Lưu Thiếu Kỳ tự sát

Thời Cách mạng Văn hóa, cùng phong trào “phá cũ lập mới” của phái tạo phản, hiện tượng người thân tố giác nhau, con cái đấu tố cha mẹ thường xuyên xảy ra. Ngay cả chủ tịch nước cũng không ngoại lệ. Điển hình như con của chủ tịch nước Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ dùng báo đại tự đấu tố cha vào đầu năm 1967.

Lưu Đào, Lưu Doãn là con của bà Vương Tiền, một người vợ cũ của ông Lưu Thiếu Kỳ, sau khi vợ chồng Lưu Thiếu Kỳ ly hôn thì họ sống cùng cha. Khi Cách mạng Văn hóa nổ ra, Giang Thanh tìm gặp Lưu Đào và tiết lộ Trung ương muốn xử lý Lưu, Đặng, khuyên Lưu Đào “vạch rõ ranh giới với gia đình”.

Ngày 3/1/1967, Lưu Đào và người em Lưu Doãn nghe lời của Mao đã dán ba bài đại tự báo “Hãy xem! Tâm hồn ghê tởm của Lưu Thiếu Kỳ” (Khan! Lưu Thiếu Kỳ đích sửu ứa linh hồn) tại Đại học Thanh Hoa và nhà ăn công nhân viên chức Trung Nam Hải. Trong bài báo này có những quan điểm chính trị liên quan đến Lưu Thiếu Kỳ, về những chuyện vặt vãnh riêng tư giữa Lưu Thiếu Kỳ và người vợ cũ Vương Tiền… Nội dung cụ thể như: Lưu Thiếu Kỳ xưa nay luôn chống lại tư tưởng của Mao, có dã tâm chính trị, muốn phá hoại Cách mạng Văn hóa, thích xây dựng quyền lực cá nhân, tham ô hủ bại, là ngụy quân tử, che giấu tuổi tác thật, lừa gạt bà Vương Tiền…

Sau khi Lưu Thiếu Kỳ bị thanh trừng, số phận những người con như Lưu Đào, Lưu Doãn và một cô con gái vợ khác của Lưu Thiếu Kỳ cũng đảo chiều. Người con trưởng Lưu Doãn Bân của Lưu Thiếu Kỳ và bà Hà Bảo Trinh sau khi đi nghiên cứu ở Liên Xô về đã không chịu được nhục và nằm tự sát trên đường xe lửa ở Nội Mông Cổ, nhưng sau khi chết phái tạo phản còn gán thêm cho nhiều tội danh: “Sợ chịu tội nên tự sát, đoạt tuyệt với Đảng, đoạt tuyệt với nhân dân”. Trưởng nữ của Lưu Thiếu Kỳ là Lưu Ái Cầm bị nhốt chuồng bò tra tấn, người con thứ Lưu Doãn Nhã bị bỏ tù và tra tấn, sau nhiều lần chết đi sống lại đã qua đời năm 1977.

Trong số bốn người con (ba nữ một nam) của Lưu Thiếu Kỳ và bà Vương Quang Mỹ, cô con gái Lưu Bình Bình bị bắt bỏ tù khi vừa 18 tuổi, sau bị bắt đi cải tạo lao động tại Sơn Đông. Người con trai Lưu Nguyên 17 tuổi sau khi ra tù đã ghi danh tham gia lao động vùng nông thôn. Con gái út Lưu Tiêu Tiêu mới 6 tuổi được bảo mẫu nuôi lớn. Lưu Đình Đình sau khi học hết phổ thông bị đưa vào làm công nhân bình thường tại nhà máy Vinalon ở Thuận Nghĩa.

Ngoài con cái, người vợ Vương Quang Mỹ và mẹ vợ Đổng Khiết Như của ông Lưu Thiếu Kỳ cũng bị giam vào ngục, bị đày đọa cho đến chết.

Con ông Tập Trọng Huân bị đấu tố và bắt giam

Ông Tập Cận Bình sau này được miễn liên lụy do án oan của ông Tập Trọng Huân. Khi ông Tập Trọng Huân bị án oan thì ông Tập Cận Bình mới 10 tuổi, cũng bị liệt vào “con cái phản động”. Khi Cách mạng Văn hóa nổ ra, ông Tập Cận Bình chưa đầy 14 tuổi, vì nói vài câu chống đối nên bị liệt vào “phẩn tử phản cách mạng”, bị bỏ đói và giam vào trại quản giáo tội phạm thanh thiếu niên tại Bắc Kinh.

Ông Tập Trọng Huân và Tập Cận Bình từng trải qua những khổ sở của thời Cách mạng Văn hóa. (Ảnh: smh.com.au)
Ông Tập Trọng Huân và Tập Cận Bình từng trải qua những khổ sở của thời Cách mạng Văn hóa. (Ảnh: smh.com.au)

Đầu năm 1969 ông Tập Cận Bình bị đưa đi lao động tại thôn Lương Gia Hà, vùng nghèo khổ nhất của tỉnh Thiểm Bắc, thường xuyên bị mất ngủ vì cái đói, cái lạnh hành hạ. Trong suốt thời gian 7 năm sống gian khổ tại đây, ông Tập Cận Bình phải làm đủ mọi việc lao động chân tay khổ cực.

Cái chết của Chu Kỳ, con trai một của Chu Đức

Trong quân đội thời kỳ đầu của ĐCSTQ, Chu Đức có xuất thân từ thổ phỉ là người có tiếng tăm vượt xa so với ông Mao Trạch Đông, Chu Đức chính là một trong những thủ lĩnh gây bạo động Nam Xương năm 1927, sau khi thất bại đã dẫn tàn quân về núi Tỉnh Cương hợp lực cùng Mao. Thời nội chiến Quốc – Cộng, Chu Đức được Mao bổ nhiệm làm tổng tư lệnh quân đội. Sau khi xây dựng chính quyền, Chu Đức lần lượt được giữ các chức như Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Trung ương Trung Quốc, Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc.

Đến hội nghị Lư Sơn, Chu Đức đã bị Mao phê đấu vì tích cực ủng hộ Bành Đức Hoài. Sau Cách mạng Văn hóa nổ ra, chứng kiến cảnh nhiều quan to bị đấu tố, Chu Đức thường ngồi một mình lặng lẽ, ít khi nói chuyện. Rồi không bao lâu sau thì chính Chu Đức cũng bị hạ bệ, những biểu ngữ có nội dung “đại quân phiệt, nhà dã tâm, thủ lĩnh phe phản động” vu tội Chu Đức được dán khắp nơi…

Sau này trong một hội nghị, vì Mao Trạch Đông nhắc đến quan hệ thân thiết “Mao – Chu” mà Chu Đức thoát khỏi cảnh bị Hồng Vệ binh đấu tố, nhưng cũng bị liệt vào phần tử có sai lầm phải xem xét.

Còn người con duy nhất của Chu Đức là Chu Kỳ bị cha làm liên lụy, bị tịch thu gia sản và đưa đi cải tạo lao động. Sau khi chịu đủ cực hình đã qua đời vì bệnh tim vào ngày 10/6/1974, nhưng đến tận 10 ngày sau người nhà mới báo tin cái chết của người con Chu Kỳ cho ông Chu Đức biết.

Con cái Hạ Long ẩn mình làm thủy thủ

Hạ Long tự xưng “khởi nghiệp bằng dao mổ thịt”, năm 1927 tham gia chỉ huy trong bạo động Nam Xương, sau đó gia nhập ĐCSTQ, lập được nhiều công lao giúp ĐCSTQ giành chính quyền. Sau năm 1949 trở thành Chủ nhiệm Ủy ban Thể thao Quốc gia, Phó Chủ tịch Quân ủy, Phó Thủ tướng Chính phủ.

Trước Cách mạng Văn hóa, Hạ Long có quan hệ thân thiết với Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Bành Chân, vì thế bị Mao nghi kỵ. Sau khi Cách mạng Văn hóa nổ ra, Hạ Long lập tức bị xử lý. Năm 1967 Mao cho lập Tổ chuyên án Hạ Long với tổ trưởng là Khang Sinh, tổ phó là Dương Thành Vũ và Diệp Quần, đã kết tội Hạ Long là “phần tử chủ nghĩa tu chính chống cách mạng”“theo chủ nghĩa tư bản”, bị liệt vào hàng thứ năm trong nhóm cùng với Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Đào Chú, Bành Đức Hoài.

Tháng 6/1969 Hạ Long chết thảm vì trọng bệnh.

Đấu tố trong Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc năm 1966. (Ảnh tư liệu)
Đấu tố trong Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc năm 1966. (Ảnh tư liệu)

Vợ chồng Hạ Long bị dẫn đi thẩm tra năm 1967, ba người con là Hạ Hiểu Minh, Hạ Bằng Phi và Hạ Lê Minh ở nhờ nhà Liêu Thừa Chí. Khi đó Hạ Hiểu Minh học Đại học Bắc Kinh, còn Hạ Bằng Phi học Đại học Thanh Hoa. Vì không muốn liên lụy đến gia đình họ Liêu nên Hạ Bằng Phi phải đổi tên thành Ngô Lượng, còn Hạ Hiểu Minh đổi tên thành Lý Liệt, Hạ Lê Minh đổi tên thành Lý Hồng. Sau đó qua bàn bạc, Hạ Lê Minh được giữ lại nhà họ Liêu ở vì tuổi nhỏ, sức yếu, còn Hạ Hiểu Minh và em gái Hạ Bằng Phi phải ra đi.

Tại bến Đường Cô, họ xin được làm việc thuê trên chiếc tàu đi về Thượng Hải. Hạ Hiểu Minh viết trong hồi ký, cô làm những việc như tiếp dầu cho tàu, nấu ăn cho thủy thủ, quét sơn boong tàu, cạo rỉ sắt, buổi sáng hàng ngày đi đánh thức các thủy thủ… Mỗi khi tàu cập bến Đường Cô là họ lại lén gọi điện về nhà họ Liêu báo với em gái Hạ Lê Minh rằng họ vẫn bình an, cũng để hỏi thăm tin tức cha mẹ.

Sau bốn mươi này sống phiêu bạt, Hạ Hiểu Minh và Hạ Bằng Phi trở về Bắc Kinh, nhưng nhà của họ đã tan hoang. Họ đành thu dọn đồ đạc rồi ai trở về trường người nấy, còn Hạ Lê Minh cũng rời khỏi nhà họ Liêu đến ở nhờ nhà một người bạn.

Về đến Đại học Bắc Kinh, Hạ Gia Minh phát hiện những trang báo đại tự viết về tội trạng của mình được dán khắp nơi, từ giảng đường đến nhà ăn, ký túc xá, trên dòng chữ đề tên của cô còn có hai dấu gạch chéo. Tại Đại học Thanh Hoa, Hạ Bằng Phi cũng chịu cảnh tương tự.

Năm 1968, Hạ Bằng Phi và Hạ Lê Minh bị nhốt vào trại quản giáo thanh thiếu niên Bắc Uyển. Nơi đây đã được dựng lên trong thời Cách mạng Văn hóa để “giáo dục” con cái những quan chức cấp cao bị quy tội, bọn trẻ bị bắt phải “phân rõ ranh giới” với cha mẹ chúng và tố giác tội trạng của họ. Con cái của Bành Chân, Lục Định Nhất, Bạc Nhất Ba, Diệp Kiếm Anh, Đàm Chấn Lâm, Lý Tỉnh Tuyền đều đã bị đưa vào giam tại đây.

Đầu năm 1969 anh em Hạ Bằng Phi mới ra khỏi trại quản giáo, vài tháng sau thì Hạ Long bị hại chết. Sau này Hạ Bằng Phi tốt nghiệp đến làm công nhân tại xưởng lắp ráp ô tô Võ Đô ở Cam Túc, còn Hạ Hiểu Minh làm việc tại phòng giáo dục huyện Lôi Sơn – Quý Châu, Hạ Lê Minh tham gia đội sản xuất tại Thiểm Bắc, nhưng luôn bị kỳ thị vì vấn đề xuất thân.

Xem thêm: Tập Cận Bình từng bị đày đọa đến thân thể rữa nát trong Cách mạng Văn hóa

Kết luận

Dĩ nhiên con cái những quan chức cấp cao ĐCSTQ bị liên lụy không chỉ có vài người này, đó là con số không thể đếm xuể nếu tính từ trung ương xuống các địa phương.

Sự tàn khốc của Cách mạng Văn hóa Trung Quốc không chỉ nhắm vào đông đảo những người dân thường mà còn trút vào vô số con cái quan chức mà đã bị quy tội và thanh trừng. Cho dù nhìn bề ngoài thì đây là thảm họa do ông Mao Trạch Đông gây ra, nhưng liệu có phần trách nhiệm của cha mẹ họ? Trong số những người này, ngày nay nhiều người cũng lại có quyền cao chức trọng, họ nên nghĩ thế nào về ký ức đau đớn mà ĐCSTQ và Mao gây ra cho gia đình họ cùng mọi người dân lương thiện? Họ có nghĩ phải làm gì để bị kịch lịch sử này sẽ không lặp lại?

Theo Trithucvn.net

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

x