“Ở đây không có xin-cho, mà bạn đang ứng tuyển vào một vị trí công việc trong thị trường lao động, và thị trường lao động là trao đổi, tôi trả lương, bạn làm việc”…
Hàng loạt các câu hỏi xoay quanh việc chuẩn bị hồ sơ xin việc và xác định tâm thế khi đi làm… đã được các chuyên gia, các nhà tuyển dụng chia sẻ tại hội trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội sáng 24/4. Hàng nghìn sinh viên mới ra trường bị thất nghiệp khiến những sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường lo lắng. Xác định tâm thế khi đi làm Đây là vấn đề đầu tiên mà bà Chu Thị Phan Anh, Giám đốc nhân sự của Công ty cổ phần Iway chia sẻ. Theo diễn giả, phần lớn sinh viên chưa chuẩn bị tâm thế đi làm. Các bạn có nhiều thói quen khó bỏ như làm việc thiếu tập trung, chưa dứt với những cuộc vui còn dang dở, không tuân thủ giờ giấc… Để khắc phục điều này, các bạn sinh viên cần tìm hiểu thông tin tuyển dụng và đánh giá khả năng bản thân dựa vào việc trả lời các câu hỏi: Nhà tuyển dụng cần gì? Kênh truyền thông là gì? Bản thân mình có gì?. Một điều quan trọng nữa là tự đặt mình vào vị trí nhà tuyển dụng xem bản thân đáp ứng được những gì. Bà Phan Anh cũng nhắc nhở các bạn sinh viên tư duy “xin việc“ cũng cần được loại bỏ: “Ở đây không có xin-cho, mà bạn đang ứng tuyển vào một vị trí công việc trong thị trường lao động, và thị trường lao động là trao đổi, tôi trả lương, bạn làm việc”, bà Phan Anh nói. Theo đuổi mục tiêu của tổ chức – Hợp tác với mọi người để thực hiện mục tiêu – Tiếp tục hoàn thiện bản thân là ba yêu cầu quan trọng mà diễn giả nhấn mạnh. Đi làm không còn “sướng” như đi học Tiếp tục phân tích các vấn đề xác định tâm thế khi đi làm trong buổi giao lưu với chủ đề “Career Talk – Ứng dụng công nghệ thông tin trong tìm kiếm việc làm” do Trung tâm Công nghệ thông tin truyền thông Vietnet tổ chức với sự tài trợ của Microsoft, ông Hoàng Trọng Nghĩa, Giám đốc công ty Cổ phần hướng nghiệp và phát triển giáo dục Icando so sánh các điểm khác nhau khi đi làm và đi học. Từ đó rút ra bài học cho các bạn sinh viên: xây dựng tinh thần học tập giống như đi làm ngay từ khi bước vào đại học. Cụ thể, sinh viên học khoảng 4 tiếng/ngày trong khi đi làm là 8 tiếng hoặc hơn thế nữa để hoàn thành công việc đúng tiến độ. Sinh viên chỉ cần thi 5 điểm, nghĩa là đáp ứng 50% yêu cầu, là có thể qua nhưng với người đi làm, sự hoàn hảo đòi hỏi nhiều hơn, có khi phải là 100% mới có thể trụ lại được công ty. Sinh viên không biết, không hiểu có thể hỏi thầy và thầy có nhiệm vụ trả lời, nhưng khi đi làm, bạn chỉ hỏi sếp được một vài lần đầu, những lần sau đó bạn phải tự giải quyết nếu không muốn bị đuổi việc… Bên cạnh đó, ông còn đề cập đến vấn đề về việc làm hiện nay với thực tế là có khoảng 164 đến 165 nghìn sinh viên thất nghiệp và đặt ra câu hỏi: có thực sự là thừa thầy thiếu thợ? Ông nhấn mạnh: Mục tiêu là một quyết định, một lựa chọn chứ không phải duyên may – hãy chọn nghề chứ đừng để nghề chọn bạn.
Hội trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn thu hút hàng trăm sinh viên tham gia. Làm đẹp CV Cùng với việc chuẩn bị tốt các kiến thức, kỹ năng cho công việc, CV là “bộ mặt” của ứng viên với nhà tuyển dụng. Bài liên quan:
Ngộ nghĩnh những lá 'đơn xin việc' của học sinh tiểu học TQ: Vật vã xin việc vì quá đam mê World Cup Độc đáo đơn xin nghỉ việc viết trên bánh kem Sinh viên mới ra trường, nhất là các ngành xã hội, thường muốn trình bày rất nhiều những thành tích, kết quả mình đạt được trong CV, tuy nhiên, nhà tuyển dụng không có nhiều thời gian để đọc. Vì thế, thay vì kể lể dài dòng, khi viết CV, ứng viên chỉ cần tập trung vào những kỹ năng, những hoạt động liên quan đến vị trí công việc dự tuyển. “Để lọt qua cửa hồ sơ, nhiều ứng viên nêu cả những kỹ năng mà mình không có, thổi phồng thành tích bản thân. Đây là điều hết sức sai lầm, vì ngày nay, với internet, nhà tuyển dụng không khó để check thông tin, chưa kể hồ sơ đó được lưu giữ nên bất cứ khi nào bạn cũng có thể bị lộ. Vì thế, tuyệt đối không nên cố gian dối để làm đẹp hồ sơ”. Không chỉ đối với viết CV, trong đối thoại khi phỏng vấn, các nhà tuyển dụng cũng lưu ý các ứng viên không nên kể lể, trình bày hay dẫn dắt dài dòng mà nên đi thẳng vào vấn đề muốn đề cập, trả lời thẳng vào nội dung nhà tuyển dụng muốn hỏi. Có quyết định thì phải hành động Chia sẻ với sinh viên, các nhà tuyển dụng đều khẳng định kinh nghiệm không phải là tiêu chí số một. Hầu như sinh viên mới ra trường không làm được việc ngay, các công ty phải mất nửa năm để đào tạo và đó là chi phí lớn với doanh nghiệp. Vì thế, họ quan tâm bạn chuẩn bị như thế nào cho công việc của mình. Cái mà nhà tuyển dụng chờ đợi ở ứng viên là thái độ nghiêm túc với công việc, với công ty. “Sinh viên thường bị áp lực về vấn đề kinh nghiệm, tuy nhiên, những nhà tuyển dụng không trông chờ kinh nghiệm của các bạn,” bà Phan Anh khẳn định. Ông Trọng Nghĩa đưa ra các cách để “làm cho nước sơn của bạn đẹp trong thời đại internet (lấy ý trong câu tốt gỗ hơn tốt nước sơn)”. Theo đó, các bạn sinh viên cần xây dựng hình ảnh facebook đẹp, viết blog cá nhân- gồm những bài viết hay, những chiêm nghiệm của bản thân, tham gia các trang web kết nối với nhà tuyển dụng. Trong phần tiếp theo của chương trình, sinh viên đặt các câu hỏi trực tiếp với các chuyên gia tuyển dụng. Các chuyên gia còn mô phỏng lại một cuộc phỏng vấn ngay trên sân khấu của chương trình để rút kinh nghiệm cho sinh viên. |
Theo Eva.vn