Tinh Hoa

Sau FBI, đến lượt Thổ Nhĩ Kỳ “nhờ” Apple mở khoá iPhone 4S của sát thủ giết đại sứ Nga

Qủa thực là một năm đầy sóng gió của Apple. Cuộc chiến về bảo mật dữ liệu người dùng của Apple trong năm 2016 có vẻ vẫn chưa đến hồi kết. Chỉ còn gần chục ngày nữa là tới năm mới, Apple lại nhận được một yêu cầu hỗ trợ mở khoá iPhone.

Sau khi triệt hạ được tên sát thủ, giới chức trách đã thu giữ một chiếc iPhone 4S thuộc sở hữu kẻ đã hạ sát đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ, Andre Karlov, hồi đầu tuần. Cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đều nhất trí khẳng định vụ ám sát này có mục đích nhằm phá hoại mối quan hệ song phương đang được hàn gắn sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay của Nga hồi cuối năm ngoái.

Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu Apple giúp vượt qua bảo mật mã PIN trên chiếc iPhone 4S của tên sát thủ. Khả năng cao là công ty này sẽ từ chối yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ.

Trang MacReports chia sẻ: “Tạm thời, các nỗ lực mở khoá thiết bị là không thành công. Tuy nhiên phía Nga đã đưa ra đề nghị hỗ trợ và sẽ sớm gửi một nhóm kỹ thuật đặc biệt tới Thổ Nhĩ Kỳ để mở khoá chiếc iPhone, trích lời của một chuyên viên cao cấp của Thổ Nhĩ Kỳ.

Giới chức trách Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã liên hệ với Apple. Dù công ty này chưa đưa ra bình luận gì, câu trả lời cũng khá rõ ràng là không.”

Trường hợp này cũng lại là một minh chứng cho thấy vì sao Apple đã không giúp đỡ FBI mở khoá chiếc iPhone của tay súng ở San Bernadino. Dù công ty này từ chối tạo ra backdoor để truy cập vào iOS, các nhà hoạt động về quyền riêng tư cũng lên tiếng cảnh báo Apple về các yêu cầu mở khoá nếu họ tạo tiền lệ với FBI.

FBI trong khi đó đã nhận được sự trợ giúp từ một công ty bảo mật thứ 3 cũng như chi đến 1 triệu USD cho công ty này. Tuy nhiên, nhiều nhà người đã chỉ ra rằng Cục Điều tra Liên bang thực tế có thể mở khoá chiếc iPhone 5C chỉ với không đến 100 USD. Quay trở lại với vụ ám sát ở Thổ Nhĩ Kỳ, chiếc iPhone 4S thậm chí còn chẳng được trang bị Secure Enclave.

Nhờ đó, nhóm kỹ thuật người Nga chắc chắn sẽ không gặp nhiều khó khăn để mở khoá chiếc điện thoại mà không cần nhờ cậy tới Apple.

Trong thư ngỏ của mình, Tim Cook đã nhấn mạnh: “Trong suốt nhiều năm, chúng tôi đã sử dụng mã hoá để bảo vệ các dữ liệu cá nhân của khách hàng vì chúng tôi tin rằng đấy là cách duy nhất để giữ an toàn cho các thông tin này.

Chúng tôi thậm chí còn không chạm đến nhiều dữ liệu vì chúng tôi tin rằng dữ liệu trên iPhone của bạn không phải việc của chúng tôi.”

 Theo genk.vn