ANTĐ -Ông Sepp Blatter – Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) ngày 2-6 đã đột ngột tuyên bố từ chức, chấm dứt “kỷ nguyên” Blatter sau 17năm lãnh đạo tổ chức bóng đá lớn nhất hành tinh. Đằng sau sự ra đi này là những mối quan hệ chằng chịt và nội tình ít được biết tới.
ANTĐ -Ông Sepp Blatter – Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) ngày 2-6 đã đột ngột tuyên bố từ chức, chấm dứt “kỷ nguyên” Blatter sau 17năm lãnh đạo tổ chức bóng đá lớn nhất hành tinh. Đằng sau sự ra đi này là những mối quan hệ chằng chịt và nội tình ít được biết tới. Cái “tài” của ông Blatter Theo Thời báo New York của Mỹ, ông Sepp Blatter hiện đang là “tâm điểm của một cuộc điều tra liên bang về tham nhũng”, mặc dù trước đó ông này không nằm trong danh sách 14 quan chức FIFA bị điều tra. Sự việc xảy ra đúng vào ngày Tổng Thư ký FIFA, Jerome Valcke, người được xem là “cánh tay phải” của Sepp Blatter bị tố cáo có dính líu tới vụ hối lộ số tiền 10 triệu USD. Hiện chưa rõ cựu Chủ tịch Blatter có liên quan đến bê bối tham nhũng tại tổ chức bóng đá lớn nhất hành tinh hay không, nhưng nghị sĩ Sion Simon của Anh đã ví ông Blatter là trùm mafia. “Bóng đá đã trở thành môn thể thao được yêu thích nhất trên thế giới. Nhưng giờ, dưới sự lãnh đạo của ông Blatter, FIFA lại đang sa vào vũng bùn và mất uy tín bởi bê bối tham nhũng và rửa tiền ở các vị trí lãnh đạo “chóp bu”. Thật không thể tin nổi, ông trùm mafia Blatter lại không hề hay biết những gì đang diễn ra tại tổ chức này”, nghị sĩ Simon, cũng là cổ động viên của CLB bóng đá West Brom (Anh) phát biểu tại Nghị viện châu Âu.Trong khi đó, bài viết với tựa đề “Chân sạch, tay bẩn”, đăng trên tờ Nhật báo Libération của Pháp mới đây đã chỉ ra những “tài” khiến ông Blatter duy trì được uy quyền. Thứ nhất, để điều khiển được FIFA, theo lời một cựu quan chức FIFA, “phương pháp của Sepp Blatter” là “trộn lẫn một vẻ ngoài tốt bụng giả tạo với thủ đoạn chính trị thực sự”. Thứ hai, để bóp nghẹt tiếng nói của châu Âu, lãnh đạo FIFA đã tranh thủ cảm tình của tất cả các nước nhỏ, khiến ai cũng hy vọng một ngày nào đó được tổ chức Vòng chung kết bóng đá thế giới. “Nghệ thuật” thứ ba khiến Sepp Blatter có được nhiều quyền hành là ông ta điều hành FIFA – với doanh thu lên tới 5,7 tỷ USD – hệt như một doanh nghiệp lớn. Theo đó, 72% lợi nhuận được chia cho các bên, quốc gia tổ chức, các đội bóng…, bộ máy hành chính của FIFA với gần 500 nhân viên được hưởng 20% ngân sách. Trong khi đó, bản thân ông Chủ tịch mỗi năm cũng nhét túi khoảng vài triệu USD… Danh tiếng, thương hiệu bị tổn thất Trong khi đó, Le Figaro cũng có bài về nội tình FIFA. Theo Le Figaro, chính nhờ hứa hẹn tăng thêm 250.000USD/năm tài trợ cho mỗi liên đoàn bóng đá quốc gia, mà ông Blatter đã được đông đảo ủng hộ, khi bác bỏ đề nghị giới hạn tuổi ứng cử vị trí chủ tịch liên đoàn. Theo Le Figaro, sau 17 năm đứng đầu FIFA và sau 40 năm làm việc tại FIFA trên các cương vị khác nhau, ông Blatter, 79 tuổi đã có được một sự ủng hộ vững chãi tại FIFA với 209 tổ chức bóng đá quốc gia thành viên (nhiều hơn cả số lượng thành viên Liên hợp quốc). Bằng chứng của sự ủng hộ này là sau vụ bắt giữ hàng loạt quan chức FIFA gây chấn động mới đây, quyền lực của ông Blatter dường như không suy chuyển. Ông vẫn tiếp tục tái đắc cử Chủ tịch FIFA với số phiếu áp đảo so với ứng viên còn lại. Mặc dù vậy, nhiều nước, hầu hết là các quốc gia châu Âu, vẫn lên tiếng kêu gọi ông Blatter từ chức. Và chỉ sau chưa đầy một tuần tái đắc cử Chủ tịch FIFA nhiệm kỳ thứ năm, ông Blatter đã phải tuyên bố rời khỏi chức vụ cao nhất của tổ chức này. Hãng Reuters đã gọi vụ bê bối này là chiếc “thẻ vàng” dành tặng cho các nhà tài trợ sừng sỏ của FIFA. Theo đó, các nhà tài trợ mất đi hàng tỷ USD do giá trị thương hiệu và danh tiếng bị tổn thất. Ông Robert Haigh – Giám đốc truyền thông của Công ty Brand Finance cho biết: “Những nhà tài trợ lớn như Coca Cola, tính riêng giá trị thương hiệu khoảng 36 tỷ USD, hay |
Theo ANTĐ