Tinh Hoa

Sát hại cha mẹ và truy giết người con: Hành trình trốn chạy trong hoảng loạn của 1 học sinh

Sau cái chết của anh trai lãnh đạo Triều Tiên là Kim Jong-nam, giới quan sát và truyền thông Hàn Quốc nhận định, con trai ông này là Kim Han-sol có thể là mục tiêu nhắm đến tiếp theo. Vì sao?

Bi kịch của cậu bé Lưu Tiểu Thiên dưới đây có thể lặp lại với Kim Han-sol, con trai Kim Jong-nam. (Ảnh: Internet)

“Láng giềng tốt”

Theo phân tích của Tạ Thiên Kỳ, một chuyên gia chuyên về chính sự Trung Quốc, từ trước đến nay, chính quyền gia tộc Kim luôn bị phe cánh Giang Trạch Dân của ĐCSTQ điều khiển; mối quan hệ mật thiết giữa những quan chức cấp cao thuộc phe Giang là Chu Vĩnh Khang, Tăng Khánh Hồng, Trương Đức Giang, Lưu Vân Sơn và gia tộc Kim không ngừng được phanh phui.

Theo Michael Sheridan, phóng viên tờ Sunday Times, Chu Vĩnh Khang chính là cầu nối giữa Trung Nam Hải với cha con ông Kim. Vào năm 2010, ông Kim Jong-il chính thức chỉ định Kim Jong-un làm người kế vị, sau đó tổ chức duyệt binh. Chu Vĩnh Khang là người duy nhất đứng cùng hàng với cha con Kim Jong-il trên lễ đài, và được cho là đã có phát biểu rằng ông tin Kim Jong-un là người xứng đáng kế vị.

Cũng theo người này, không ít quan chức ngoại giao cho rằng, việc Jang Song-thaek, chú dượng của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, bị thanh trừng có liên quan đến hệ thống tình báo an ninh Trung Quốc. Jang Song-thaek bị xử tử (12/12/2013) chỉ vài ngày sau khi tin tức Chu Vĩnh Khang chính thức bị giam lỏng lộ ra ngoài (5/12/2013).

Tiếp theo, vào ngày 13/2, tại sân bay Kualala Lumpur của Malaysia, một người đàn ông bị sát hại, người này theo nhận định ban đầu chính là Kim Jong-nam, anh trai của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Theo tin tức cập nhật, Kim Han-sol, con trai của Kim Jong-nam có thể đã có mặt tại sân bay Malaysia để nhận xác cha, theo đó khoảng hơn 30 cảnh sát đặc nhiệm đã có mặt tại sân bay nước này để hộ tống Han-sol. Có nhận định cho rằng, cậu thanh niên 21 tuổi này có thể là đối tượng tiếp theo bị chính quyền Kim Jong-un truy sát.

Về lịch sử ám sát và truy sát thân thích của nạn nhân, cả Triều Tiên và phe cánh Giang Trạch Dân thuộc chính quyền Trung Quốc đều có bề dày “kinh nghiệm”.

Truy cùng đuổi tận – Câu chuyện về Lưu Tiểu Thiên

Trở lại bản thân “người bạn tốt” của Triều Tiên trong cuộc bức hại Pháp Luân Công, người ta có dịp lật lại vụ án sát hại cha mẹ của cậu bé Lưu Tiểu Thiên.

Lưu Tiểu Thiên sinh tháng 12/1985. Gia đình cậu bấy giờ sống ở thành phố Vĩnh Châu, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Cha cậu là Lưu Khánh, một viên chức chính quyền khu Chi Sơn, thành phố Vĩnh Châu. Mẹ là Dương Ngọc Yên, công nhân Nhà máy Dệt kim khu Thượng Hà.

Tuy không dư giả, nhưng cuộc sống gia đình họ rất hạnh phúc và hoà thuận. Cha mẹ Tiểu Thiên sinh ra cậu khi đã cao tuổi, nên cậu được cưng chiều và nuôi dạy chu đáo.

Một ngày đầu năm 1999, chứng kiến khung cảnh yên bình, nơi hàng trăm học viên Pháp Luân Công đang luyện công, cha mẹ Tiểu Thiên bắt đầu theo học môn này, và sống theo đạo lý Chân Thiện Nhẫn, trở thành người tốt.

Cuối năm 1999, chỗ làm của mẹ Tiểu Thiên cắt giảm nhân sự, mẹ cậu vì muốn dành công việc khó kiếm đó cho người khác, nên đã xin thôi việc.

Từ 20/7/1999, phe cánh ông Giang Trạch Dân phát động chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công, theo đó là chiến dịch tuyên truyền vu khống pháp môn này trên diện rộng. Cuộc đàn áp ngày càng trở nên khắc nghiệt, và mặc dù mới học Pháp Luân Công chưa đầy một năm, nhưng cha mẹ Tiểu Thiên đã quyết định cất lên tiếng nói phản kháng.

Họ đã ra đường để nói với mọi người về sự thật Pháp Luân Công, phủ nhận những bịa đặt vu khống của chính quyền Trung Quốc. Hồi ấy Tiểu Thiên học nội trú ở trường phổ thông trung học và chỉ về nhà mỗi tuần một lần, cậu biết cha mẹ tu luyện Pháp Luân Công nhưng không quan tâm lắm. Còn cha mẹ cậu hẳn vì không muốn con trai lo lắng nên cũng không nói cho cậu biết về việc họ đang làm.

Ngày 23/11/2001, Tiểu Thiên đang ở trong lớp thì cảnh sát ập đến và nói với giáo viên đã bắt giữ cha mẹ cậu, và yêu cầu nhà trường cho gặp cậu. Một học sinh khác nghe thấy vậy bèn chạy đến báo trước với Tiểu Thiên. Tiểu Thiên nghe được sợ quá, run cầm cập và lập tức trốn khỏi trường mà không mang theo bất kể thứ gì. Đêm hôm đó, cậu quay về trốn trong nhà kho của nhà hàng xóm. Từ chỗ nhà kho, Tiểu Thiên lén nhìn về nhà mình thấy cửa sổ đã bị phá, đồ đạc cũng bị đập nát.

Người hàng xóm thấy cậu liền bảo hãy cứ trốn ở nhà ông. Tuy nhiên 2, 3 hôm sau, cảnh sát đã đến các nhà hàng xóm và đe dọa mọi người rằng, ai giấu diếm Tiểu Thiên không trình cảnh sát thì sẽ bị trừng trị. Không còn cách nào khác, người hàng xóm bèn cho Tiểu Thiên ít tiền rồi nhờ người đưa cậu đến nhà người họ hàng duy nhất là ông chú đang sống ở tỉnh Phúc Kiến.

Sau cuộc hành trình dài gian khổ, chân và cổ bị thương nặng, cuối cùng Tiểu Thiên cũng đến được nhà chú.  Tuy nhiên chưa đầy nửa năm, vào tháng 5/2002, cảnh sát đã đến nhà chú của Tiểu Thiên. 

Ngay đêm đó, ông nhờ một người bạn đưa Tiểu Thiên đến Thẩm Quyến, một thành phố giáp Hồng Kông, và giấu Tiểu Thiên trong một kho hàng rất lớn. Ở đó, Tiểu Thiên sống một năm trời thầm lặng, không dám gặp ai, và luôn trong tâm trạng hoảng sợ và thất vọng.

Cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc hơn 17 năm qua đã khiến hàng triệu gia đình rơi vào thảm kịch. (Ảnh: Falun Dafa Art)

Tiểu Thiên rất nhớ cha mẹ mình, nhưng người chú luôn bảo rằng ông không có tin gì về họ cả. Cậu cứ sống như vậy, đơn độc 1 năm nơi kho hàng, chịu nhiều dày vò thể xác và tinh thần.

Đến tháng 6/2003, người chú của Tiểu Thiên, vốn rất nghèo, nhưng buộc phải vay nhiều tiền để thuê đám buôn lậu đưa giọt máu nhà họ Lưu ra ngoài Trung Quốc. Thế là ngày 1/7/2003, Tiểu Thiên đã đặt chân đến Đan Mạch. Tuy nhiên chỉ vài giờ sau, tên buôn lậu đã bỏ cậu lại nhà ga xe lửa Copenhagen rồi rời đi.

Vì đã phải chịu bao khổ sở, nên Tiểu Thiên rất sợ hãi. Cậu run cầm cập khi gặp cảnh sát. Một phụ nữ người Hoa đã đưa cậu đến trại tị nạn. Vì sống trong hoảng sợ thời gian lâu, cậu mất khả năng nói mạch lạc, cũng không điền nổi một tờ đơn. Đôi khi cậu hoảng hốt khi nghĩ rằng mình có thể bị lọt vào tay cảnh sát Trung Quốc và bị bắt về.

Tuy nhiên với sự giúp đỡ nhân viên trại tị nạn, Lưu Tiểu Thiên đã gặp các học viên Pháp Luân Công ở Đan Mạch. Cậu đã khóc. Lời đầu tiên cậu nói với họ là anh muốn tìm lại cha mẹ mình.

Cậu nhớ cha mẹ, nhớ nhà, nhớ gia đình.

Cậu thường gặp ác mộng và hay khóc. Phải mất gần một năm, các học viên Pháp Luân Công tại Đan Mạch mới dần dần hiểu ra được câu chuyện đau lòng của cuộc đời Tiểu Thiên.

Qua các học viên Pháp Luân Công ở Đan Mạch, Tiểu Thiên mới bắt đầu hiểu ra rằng cha mẹ mình đã bị bắt giữ như vậy chính là vì họ học Pháp Luân Công. Cậu bắt đầu tìm hiểu về Pháp Luân Công và dần khám phá sự thật.

Theo đó, cậu bé Tiểu Thiên đã thấm thía hơn về những khổ ải mà bản thân phải gánh chịu trong thời gian qua, và hiểu hơn lý do cha mẹ mình đã hy sinh cho đạo lý mà họ theo đuổi.

Lưu Tiểu Thiên đóng vai nạn nhân trong hoạt cảnh chống tra tấn. Cậu mong muốn rằng mọi người trên thế giới có thể biết đến những khốn khổ mà cha mẹ cậu đã phải chịu đựng. (Ảnh: Minh Huệ)

Trong quá trình hồi phục dần dần, Tiểu Thiên cũng không ngừng tìm kiếm thông tin về cha mẹ mình. Họ hiện đang ở đâu? Sống thế nào? Rằng có phải ông chú đã đưa cậu ra nước ngoài mà không được sự đồng ý của cha mẹ cậu? Phải chăng người chú đang giấu diếm điều gì? 

Mãi đến năm 2004, Tiểu Thiên mới nhận được lá thư từ người chú, hiện vẫn sống tại Trung Quốc, trong đó viết rằng cha mẹ cậu đã chết vào tháng 4/2002 vì bị tra tấn.

Như vậy chỉ sau 5 tháng kể từ ngày bị bắt, họ đã bị phe cánh ông Giang sát hại. Không ai biết chi tiết về việc này và họ đã chết ở đâu. Người chú kể rằng vào cái ngày tháng 5/2002, cảnh sát đến nhà để nói rằng cha mẹ Tiểu Thiên đã chết. Họ từ chối không nói chi tiết và bản thân ông cũng không dám hỏi thêm. Cảnh sát chỉ nói hai từ “tự sát”.

Chỉ sau vẻn vẹn 5 tháng, công an Trung Quốc đã lấy đi 2 mạng người, phá tan một gia đình hạnh phúc, và tìm cách thủ tiêu đứa trẻ mồ côi. Họ còn đe hoạ và bắt người chú phải ký giấy rằng ông “ly khai không còn dính dáng gì đến gia đình họ Lưu kia nữa”, và buộc ông thông báo ngay cho chính quyền nếu có tin về Tiểu Thiênnếu không cả nhà ông sẽ bị trừng trị. Người chú của Tiểu Thiên rất sợ nên không còn cách nào khác, đã lén gửi Tiểu Thiên đi Thẩm Quyến.

Đấy là những gì xảy ra ở Trung Quốc, vào cái thời mà Giang Trạch Dân gọi là “thời đại hoàng kim về nhân quyền”. Họ dồn người tốt vào chỗ chết và không tha cả một đứa trẻ.

Cái chết của 2 học viên Pháp Luân Công là cha mẹ Tiểu Thiên, đã được kiểm chứng sau 2 năm. 

Tình cảnh của Tiểu Thiên chỉ là một ví dụ điển hình cho thân phận những đứa trẻ có cha mẹ theo tập Pháp Luân Công bị bức hại ở Trung Quốc.

Theo đó, Kim Han-sol cũng như Tiểu Thiên và hàng trăm nghìn đứa trẻ khác có cha mẹ bị bức hại, đang phải chạy trốn sự tàn ác của hai chính quyền có cùng bản chất.

Theo Minh Huệ