Lễ Phục Sinh là một trong những lễ hội quan trọng nhất của những tín đồ theo đạo Kitô, được tổ chức nhằm tưởng niệm sự kiện Chúa Jesus hồi sinh từ cõi chết trở về sau khi bị đóng đinh xử tử trên Thánh giá. Năm nay, lễ Phục Sinh rơi vào ngày 16/4.
Năm nay, lễ Phục Sinh rơi vào ngày 16/4. (Ảnh minh họa từ Internet)
Những biểu tượng hoa cỏ, những trái trứng Phục Sinh đáng yêu, những biểu tượng chú thỏ ngộ nghĩnh trong gam màu pastel ngọt ngào, dịu nhẹ xuất hiện khắp mọi nơi trong ngày lễ Phục Sinh, đặc biệt là tại các nước phương Tây.
Trứng là biểu tượng nguyên thủy cổ xưa của lễ Phục Sinh.
Mỗi khi tới dịp này, nhà nhà, người người đều tặng nhau những quả trứng do chính bản thân mình trang trí, nhằm cầu chúc cho người thân và bạn bè những điều tốt nhất trong cuộc sống.
Từ thuở đầu nền văn minh, con người đã luôn coi trứng là biểu tượng của sự sinh sản, tái sinh.
Trửng nở ra mùa xuân.
“Món kem từ vỏ trứng”.
Hoa hướng dương rạng nở.
Chấm nhỏ dễ thương.
Dành riêng cho mỗi người.
Hình ảnh chú thỏ gắn liền với một truyền thuyết về Ostara (còn gọi là Eastre). Đây là nữ thần của mùa xuân, người được lấy tên đặt cho tên của lễ Phục Sinh (Easter).
Chuyện kể rằng, thần Ostara có lần mang mùa xuân tới Trái đất muộn. Điều này khiến muông thú và mọi vật phải chịu cảnh giá lạnh. Khi Ostara tới, thần vô tình thấy một chú chim sắp chết vì hai cánh bị đóng băng.
Cảm thương, Ostara bèn giải cứu, biến chú chim thành một con thỏ và giữ nó bên mình làm thú cưng.
Ostara cũng ban cho thỏ con khả năng đẻ trứng cùng khả năng chạy rất nhanh. Thần muốn chú thỏ sẽ thay người tặng quà trẻ em khi xuân về.
Tuy nhiên, sau này, thỏ thần vô tình khiến Ostara nổi giận. Nó bị thần ném lên bầu trời, hóa vào chòm sao Lepus.
Một năm, thỏ chỉ được xuống nhân gian một lần vào mùa xuân để tặng những quả trứng đáng yêu cho người dân dưới trần thế.
Cũng từ đó, hình ảnh thỏ mang trứng trở thành một nét đặc biệt trong ngày lễ Phục Sinh của phương Tây.
Lọ hoa trang trí.
TinhHoa tổng hợp