Nhà báo từng đoạt giải Pulitzer báo chí – Seymour Hersh, vừa có một bài báo gây tranh cãi,trong đó ông tuyên bố rằng, Nhà Trắng nói dối về vụ tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden, vào tháng 5.2011.
Có thể bạn quan tâm Bài viết của nhà báo Hersh đăng trên trang London Review of Books, được ông miêu tả là ‘một cái nhìn khác về lịch sử của cuộc chiến chống khủng bố’, phần lớn dựa vào nguồn tin do một quan chức tình báo cấp cao Mỹ về hưu cung cấp.
Trong khi Tổng thống Obama khẳng định với thế giới, rằng trùm mạng lưới khủng bố Al Qaeda bị giết trong một chiến dịch của quân đội Mỹ tại Pakistan, và rằng các quan chức của Pakistan đã không được báo trước. “Mỹ vừa tiến hành một chiến dịch dẫn đến cái chết của Osama bin Laden, kẻ đứng đầu tổ chức khủng bố Al Qaeda và giết chết hàng nghìn đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Công lý đã được thực thi”, ông Obama nói. Tuy nhiên, theo nhà báo Hersh lại cho biết điều ngược lại, và gần như nói thẳng ra là Nhà Trắng nói dối về việc này. Và rằng Bin Laden không ‘ẩn trốn’ tại Pakistan khi lực lượng đặc nhiệm Navy Seals tìm thấy ông, như phía chính phủ Mỹ tuyên bố trước đó.
Thay vào đó, Hersh cáo buộc, rằng chính cơ quan tình báo Pakistan (ISI), đã giam giữ Bin Laden như một tù nhân, ở tại khu nhà Abbattobad trong 5 năm.
Theo Hersh, Mỹ đã được cựu nhân viên tình báo cấp cao Pakistan mật báo cho vị trí nơi ở của Bin Laden do người này muốn số tiền thưởng 25 triệu USD.
Trong khi đó, chính quyền Obama khẳng định tự xác định hang ổ của trùm mạng lưới khủng bố Al Qaeda, bằng cách theo dõi người đưa tin của hắn.
Bên cạnh đó, để khiến bài viết của mình đáng tin cậy hơn, Hersh cũng nói rằng ông đã có cuộc trao đổi thông tin với thêm 2 cố vấn khác của mình, một ở Pakistan, một trong Bộ tư lệnh Hành quân Đặc biệt Hoa Kỳ (United States Special Operations Command), để xác nhận thông tin trên.
Sau đây là những thông tin chính: Osama bin Laden không ẩn trốn Chính phủ Mỹ tung tin Bin Laden đang ẩn nấp nhưng thực tế, y bị cơ quan tình báo Pakistan (ISI) bắt giam từ năm 2006, và sử dụng hắn như một đòn bẩy để ‘cân bằng’ hoạt động của phiến quân Taliban và al-Qaida ở Pakistan và Afghanistan, theo tuyên bố của Hersh. Mỹ không tự xác định vị trí của Bin Laden Trong khi các quan chức Mỹ tuyên bố họ tìm thấy Bin Laden bằng cách theo dõi chặt chẽ người đưa tin của y là Abu Ahmad al-Kuwaiti. Nhưng thực ra, là nhờ vào lòng tham của một cựu sĩ quan Pakistan cấp cao, người muốn số tiền thưởng 25 triệu USD, mà chính phủ Mỹ đang treo, tại thời điểm đó, cho bất kỳ ai cung cấp thông tin chính xác dẫn đến việc bắt giữ được trùm khủng bố Al Qaeda. Phía Pakistan biết về cuộc đột kích của đặc nhiệm Seals Việc chính phủ Mỹ quyết định giữ bí mật chiến dịch tiêu diệt tên trùm khủng bố đang nằm đầu bảng danh sách truy nã của FBI thời điểm đó, là điều hoàn toàn dễ hiểu. Trong khi đó, Hersh viết rằng “lời nói dối trắng trợn nhất là hai lãnh đạo quân sự cao cấp nhất của Pakistan, là Tham mưu trưởng, tướng Ashfaq Parvez Kayani, và giám đốc cơ quan tình báo Pakistan (ISI), tướng Ahmed Shuja Pasha, không được thông báo về cuộc đột kích của Mỹ.
Bin Laden bị dội mưa đạn Trong khi phía Mỹ khẳng định, con đường tiến vào nơi ẩn nấp của Bin Laden gặp không ít trở ngại và rằng y không phải là người duy nhất thiệt mạng. Giới chức Mỹ cho biết có thêm 3 người đàn ông trưởng thành khác bị tiêu diệt gồm con trai Bin Laden là Khalid, liên lạc viên thân tín Sheikh Abu Ahmed và anh trai của người này. Ngoài ra còn có một phụ nữ được coi là người vợ trẻ nhất của Bin Laden được sử dụng làm lá chắn sống cũng bị bắn chết. Một lần nữa, nhà báo Hersh tiếp tục bác bỏ luận điểm trên khi viết: “Chẳng có cuộc đọ súng nào diễn ra cả. Khi lính đặc nhiệm của Mỹ vào, tất cả lính canh của ISI đã không còn ở đó”. Theo ABC News, sau khi bắn một viên đạn vào phía trên mắt trái Bin Laden, lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã bồi thêm một viên nữa vào ngực nhằm đảm bảo trùm Al-Qaeda đã chết. Tuy nhiên, theo phía câu chuyện của Hersh, ông tố rằng Bin Laden đã bị lính đặc nhiệm dội cả một cơn mưa đạn chứ không phải chỉ 2 phát súng như lời của ông Obama. Xác của bin Laden bị ném xuống núi Về việc xác của Bin Laden sau đó được chở tiếp bằng trực thăng ra tàu sân bay USS Carl Vinson và trải qua các nghi lễ hồi giáo truyền thống trước khi được thả xuống vùng biển Arab, Hersh khẳng định đó cũng không phải là sự thật. Đây có thể được cho là luận điểm bổ sung cho phía trên, và rằng xác của Bin Laden chưa bao giờ đến được tàu USS Carl Vinson, vì nó đã bị nát tan dưới làn mưa đạn. “Xác của Bin Laden, kể cả đầu ông ta được ném vào một cái bao đựng xác và được trực thăng chở về thành phố Jalalabad, trong chuyến đi này, một vài bộ phận đã bị lính Mỹ ném xuống dãy núi Hindu Kush nằm giữa Afghanistan và Pakistan”, Hersh viết.
Nhà Trắng phản pháo lời cáo buộc ‘vô căn cứ’ trên Ngày 11.5, phát biểu với báo chí về bài báo của nhà báo Hersh, Phát ngôn viên Nhà Trắng, ông Ned Price tố ngược lại thông tin về trong bài báo của ông Hersh là hoàn toàn sai sự thật. “Báo cáo này có quá nhiều tuyên bố không chính xác và vô căn cứ đến nỗi không thể kiểm tra tính xác thực của từng cái được”, ông Ned Price cho biết. “Như chúng tôi đã từng thông báo vào thời điểm đó, thông tin về chiến dịch này chỉ được phổ biến cho một số rất ít các quan chức cấp cao của Mỹ. Tổng thống đã sớm có quyết định không thông báo cho bất kỳ cho bất kỳ chính phủ nào, bao gồm cả chính phủ Pakistan, vốn chỉ được biết sau khi cuộc đột kích đã diễn ra”, phát ngôn của Nhà Trắng cho biết thêm. Ngoài phía nhà Trắng, ông Peter Bergen, chuyên gia phân tích mảng an ninh quốc gia của CNN, đã ngay lập tức chỉ ra những điểm vô lý trong báo cáo của nhà báo Hersh . “Báo cáo của ông Hersh về chiến dịch tiêu diệt Bin Laden là một mớ hỗn độn những điều vô lý đi ngược với hàng loạt báo cáo từ các nhân chứng tận mắt chứng kiến vụ việc”, ông Bergen nhấn mạnh. Nhà báo Hersh nói gì trước sự công kích trên? Ông Hersh dĩ nhiên đã lên tiếng bảo vệ nguồn tin này, đồng thời đặt câu hỏi vì sao chính quyền Obama vẫn chưa có phản ứng về bài báo của ông. “Đây không phải là một vụ cá cược, mà là một câu chuyện mà chính phủ Mỹ cần phải giải quyết một cách cực kỳ nghiêm túc”, nhà báo Hersh nói với CNN. Giải thích vì sao chỉ dựa vào nguồn tin kể trên, ông Hersh cho rằng “rất khó để những người vẫn còn nằm trong nội bộ chính quyền có thể tiết lộ được nhiều”, đồng thời cho biết ông đã “kiểm tra phần lớn và xác định tính xác thực” của thông tin từ nguồn tin thông qua các bản tin bên Pakistan.
“Tôi không chỉ trích tổng thống hay gì cả, vì bản thân ông ta cũng chỉ dựa vào thông tin của những người khác. Tôi chỉ đơn thuần nói rằng những gì chính phủ Mỹ công bố không phải là sự thật, và rằng chúng ta phải nhờ đến sự giúp đỡ từ phía lãnh đạo Pakistan”, ông Hersh nói thêm.
Xem bản tin toàn bộ của CNN:
2 câu hỏi lớn chưa lời giải thích:
Vì sao phía Mỹ công bố quá nhiều bản báo cáo chi tiết liên quan đến vụ việc trên nếu nó không có thật? Bài báo của Hersh gây ra khá nhiều tranh cãi do tố cáo những gì Nhà Trắng công bố không phải là sự thật. Tuy nhiên, nó có thể đi theo chiều ngược lại. Vào tháng 2.2012, cựu lính đặc nhiệm Navy Seal – Leif Babin đã viết một bài báo ngắn gửi lên tờ Wall Street Journal, để chỉ trích chính quyền Obama liên quan đến việc công bố quá nhiều tài liệu mật, và cực kỳ chi tiết về chiến dịch tìm và tiêu diệt Bin Laden. “Tất cả mọi chi tiết đều đã được công bố, từ tên đơn vị tác chiến, cách Mỹ thu thập thông tin, bao nhiêu lính đều điều động đêm đó, cách họ tiến vào khu nhà, loại máy bay họ dùng,…”, Babin viết. “Đây đều là những thông tin mật của quân đội và vốn không được tiết lộ thậm chí qua những kênh bảo mật. Vậy mà giờ đây chúng chỉ cách người dân thế giới, một cái click chuột”. Vậy nếu những gì ông Hersh là thật, không lẽ tất cả những người tham gia chiến dịch đó đều là những kẻ nói dối, và rằng đó chỉ là một kế hoạch lớn mà Mỹ áp dụng để nhằm che đậy sự thật ?. Bên cạnh đó, sử dụng chiến công này, nhằm lấy lại niềm tin của dư luận thế giới vào lực lượng quân đội Mỹ, sau khi những phương thức tra tấn tù nhân dã man để moi móc thông tin bị lộ và được các nhà làm phim Hollywood tận dụng triệt để trong tác phẩm điện ảnh “Zero Dark Thirty”.
Liệu tài liệu Abbottabad có thật hay không? Tháng 5.2012, đài CNN đưa tin “các quan chức Mỹ tuyên bố họ đã thu hồi khoảng 6.000 tài liệu được soạn trong giai đoạn tháng 9.2006 – 4.2011 từ 5 máy tính, hàng chục ổ cứng và hơn 100 thiết bị lưu trữ. Các bộ nhớ này được mô tả là lô tài liệu khủng bố cấp cao lớn nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, ông Hersh lại cho rằng lính Mỹ không bao giờ có hi vọng tìm thấy bất kỳ tài liệu nào khi họ xông vào hạ sát Bin Laden.
Theo đó, việc tài liệu Abbottabad không có thật là một yếu tố quan trọng trong bài báo của Hersh do ông chỉ rõ việc Bin Laden tại thời điểm đó chỉ là một tù nhân của cơ quan tình báo Pakistan.
Ngược lại, nếu phía Mỹ thực sự tìm thấy kho tài liệu trên, nó sẽ giúp ích cho cáo buộc của họ rằng tại thời điểm đó, Bin Laden vẫn đang gián tiếp chỉ huy hoạt động của Al Qaeda, khiến y phải có người liên lạc bên ngoài. Qua đó là yếu tố mấu chốt dẫn đến việc xác định vị trí của Bin Laden.
Bảo Toàn (Theo CNN, Business Insider) |
Theo Một Thế Giới