Đến một ngày nào đó, cha mẹ trở nên giống trẻ nhỏ thì bạn cũng đừng ngạc nhiên nhé! Câu chuyện dưới đây của một người đàn ông 40 tuổi tâm sự về mẹ của mình có thể sẽ đồng cảm với bạn.
Trời nắng nóng, ăn mì lạnh. “Con không biết sao? Mẹ chưa bao giờ thích ăn mì”.
Mẹ già 87 tuổi, tay cầm cái chén, đi tới tủ lạnh lấy bánh mì và chà bông. Vừa đem chà bông kẹp vào bánh mì, vừa tức giận nói: “Nhìn thấy mì, mẹ liền nhớ lại ông chú con, nhớ tới chú ấy, mẹ lại bực mình! Năm đó, mẹ mới lấy bố con, bà nội thì khó tính, chú con càng hư láo. Làm mì cho chú, chú lại đòi sủi cảo; chờ nó ăn xong, mẹ mới ăn chén mì kia thì đã nguội lạnh, nở hết ra rồi, mẹ vừa ăn, vừa rơi nước mắt. Nói cho con biết! Nhớ kỹ! Mẹ từ lần đầu tiên đó liền hận ăn mì“.
Cơm nước xong xuôi, bà đặt một đĩa trái cây trên bàn. Con gái nhỏ 5 tuổi ngồi vào lòng bà chờ ăn hoa quả.
Gần 90 tuổi, nhưng bàn tay mẹ tôi vẫn còn rất ổn. Bà gọt xong quả táo lại bổ quả đào.
“Con muốn hột đào!“, con gái nhỏ la lớn, “Con muốn trồng, con muốn trồng”.
“Trồng đào làm gì?“, bà nội dừng dao lại, lấy tay dí vào trán cô cháu nhỏ và dặn dò: “Muốn trồng thì trồng cây hạnh, đừng trồng cây đào!”
Mọi người trên bàn đều giật mình. Mẹ nói tiếp: “‘Đào’ tức là ‘trốn’ ! Ta trốn cả đời, trước trốn quân phiệt, sau lại trốn quân Nhật Bản, vậy còn không đủ sao?”.
Bà nội thì thào, cười tủm tỉm với cô cháu gái: “Con đó, muốn trồng thì trồng cây hạnh, thế thì mới hạnh hạnh phúc phúc, bình an theo thời gian biết chưa?”.
Gần đây, mẹ tôi có rất nhiều biểu hiện lạ. Tôi đã ở cùng mẹ hơn 40 năm nay, nói thật là tôi cũng chưa bao giờ biết mẹ không thích ăn mì, cũng càng không biết sao bà kiêng kỵ trồng đào. Dạo này, mẹ kể hàng loạt chuyện xưa, chuyện riêng, chuyện bí mật mẹ đều cho “sổ lồng” hết cả.
Điều đặc biệt hơn, ngày nào cũng như ngày nào, mẹ học hát nhạc thiếu nhi cùng cháu nhỏ. Tôi thấy làm lạ, bèn nói: “Con chưa nghe mẹ hát những bài này bao giờ”.
“Thế nào mà chưa từng nghe qua? Mẹ hát những bài này từ nhỏ!”, mẹ còn không thừa nhận, “ông dạy mẹ đó”.
Dạo gần đây, ông ngoại tôi cũng được nhắc tới nhiều, biểu hiện của mẹ cũng rất lạ. Trước đây, mẹ hận ông, vì ông cưới vợ bé, nhưng bây giờ, mỗi lần nhắc tới là “cha ta, cha ta”, nghe càng lúc càng thân thiết. Tôi cảm giác mẹ giống như nhỏ lại, còn ông ngoại như đang đứng trước mặt mẹ.
Mẹ tôi là người phụ nữ vô cùng truyền thống. Với những quan niệm như ăn nói phải có ý tứ, luôn cảm thấy không công bằng, trọng nam khinh nữ…thế mà bỗng chốc lại phá bỏ lề thói lâu nay, trở thành người thích hát nhạc thiếu nhi, nói “người cha tốt, người cha tốt” cứ như chiếc chuông nhỏ vậy.
Cha tôi cũng vậy. Dường như ông là một người bạn rất đồng cảm với mẹ. Trước kia khi đề cập về ông nội, cha đều rất nghiêm nghị nói: ‘Phụ thân của ta’….Nhưng 2 năm qua là khác, khi nhắc tới ông nội, cha nói: “Cha ta đưa ta đi bắt cá”, “cha ta dạy ta bơi lội“. Xem kiểu nói chuyện của cha, cảm thấy ông không còn là cha của tôi, ngược lại trở thành một đứa bé.
Cha mẹ càng già càng giống một đứa bé. Trước đây, mẹ rất không thích trẻ con, về sau chỉ yêu cháu của mình, cháu gái. Hiện tại chỉ cần là trẻ con, mẹ đều yêu thích.
Có một ngày, bà xã cùng mẹ đi chợ về, thấy mẹ xách rất nhiêu túi, tôi hỏi mẹ mua gì?
“Mua cái gì? Con sẽ không cảm thấy hứng thú đâu! Tất cả đều là bánh kẹo, cho mấy đứa nhỏ ăn”.
Mỗi lần có trẻ nhỏ đến chơi, dù là trẻ con của họ hàng, hoặc trẻ con nhà hàng xóm, đều chạy vào phòng mẹ. Mỗi đứa đi ra, đều lén lén lút lút, che miệng, che túi. Nói bà nội bảo tụi con đừng nói, mang đường kẹo ẩn chỗ nào đó rồi ăn.
Chỉ là người già cũng giống như trẻ nhỏ, càng lúc càng thích lấy đồ phân riêng ra. Giống như, trẻ con luôn cất giữ món đồ chơi của mình, cái gì cũng đều muốn là của mình.
Vốn là, mấy bình Vitamin lớn, đặt ở phòng bếp, để cả nhà cùng ăn, ai thích chỉ cần đi lấy là được rồi. Không biết từ lúc nào, mẹ tự mình giữ một lọ. Cơm nước xong xuôi, nhất định phải trở về phòng, tự mình ăn.
Vốn là, mọi người trong nhà cùng xem tivi, bây giờ mẹ bảo tôi vì mẹ mà mua riêng một cái, đặt ở gian phòng của mẹ, rồi ở trong phòng riêng một mình xem. Còn gọi cháu gái nhỏ đi vào, cùng bà xem phim hoạt hình.
Mẹ thực sự trở thành đứa bé, bà khiến cho tôi nhớ tới mình khi còn bé, ưa thích dùng hộp giấy nhỏ cùng xe đạp làm thành một vòng, sau đó trốn ở bên trong, nói đó là nhà của mình. Trước đây lúc còn trẻ, mẹ cũng ưa thích tụ tập nói chuyện phiếm, hiện tại vẫn còn ưa thích, chỉ là không hề đi ra ngoài nữa, mà hy vọng người khác tới nhà mình, hơn nữa tốt nhất là có thể đi vào phòng của mẹ, ngồi bên cạnh, cùng mẹ thì thầm nói chuyện.
Có một ngày, tôi đi làm ở hoa viên, mẹ nhón nhén từng bước chân nhỏ xíu tới kéo ống tay áo tôi, đi tới một góc nhỏ của sân, làm như có chuyện gì quan trọng lắm: “Lại đây! Mẹ hỏi, tiền con kiếm được, có khá không? Con biết đấy, về già không làm được, đừng suốt ngày phung phí, giữ lấy một chút, đợi già rồi dùng!”.
Tôi nở nụ cười: “Con tưởng chuyện gì, mẹ cứ làm ra thần thần bí bí?”
Rồi tôi với mẹ đứng nói chuyện một hồi lâu, mẹ quay mặt đi, xúc động: “Con biết không? Chúng ta rất lâu chưa nói chuyện riêng rồi”.
Đột nhiên tôi phát hiện trong lòng mẹ trống vắng. Một nhà 7 người, vô cùng náo nhiệt, nhưng nơi đáy lòng mẹ, chắc hẳn do thân thể suy yếu, nên càng lúc càng mất đi cảm giác an toàn, cũng càng lúc càng sợ hãi sự cô đơn.
Có lẽ đời người cũng tựa như mặt trời mọc, mặt trời lặn! Cuối cùng thì cũng quay trở lại, chỉ là phương hướng không giống nhau mà thôi.
Chúng ta lúc sinh ra khóc lóc nỉ non, cần được coi sóc, chở che; đến khi đi học, bắt đầu tự mình cầm đồ đạc, tự học hành…; đến khi trưởng thành, giả thiết có một gia đình nhỏ của mình; đến lúc hết khỏe mạnh, đứng giữa trời đất, cảm thấy nơi đâu cũng là nhà.
Khi mặt trời lặn về phía tây cũng là lúc chúng ta theo thân thể già yếu, dần dần thu bước chân xa xôi, trốn tránh về gia đình mình, trốn trở về gian phòng của mình, nắm chặt đồ đạc của mình, cũng nắm chặt thân nhân của mình.
Chúng ta lại giống như trẻ con, muốn được người thân ôm ấp và thì thầm.
Mẹ già rồi!
Mỗi đêm trước khi đi ngủ, tôi thường thấy mẹ vào phòng tắm, thời gian mẹ ở đó không quá lâu. Hôm đó, lần đầu tiên tôi tới trước cửa phòng mẹ nhẹ nhàng đẩy cửa ra.
Nhìn mẹ ngủ, trong ánh đèn đêm mơ màng, trên tường, là bức hình cha tôi hồi còn trẻ, tôi không hiểu sao lại cảm thấy buồn vô hạn. Tôi giật mình nhận ra, mẹ đã 87 tuổi rồi, giờ phút này, nằm thu nhỏ trên giường, mẹ giống như đứa con 5 tuổi của tôi, cũng cần yêu thương và bảo vệ.
Sáng hôm sau tôi nói với vợ: “Đi mua một cái xe lăn xếp tiện lợi. Sắp tới xuân rồi, cả nhà mình sẽ cùng mẹ đi chơi”.
Nếu như có một ngày, bạn phát hiện ra rằng cha mẹ mình thật trẻ con, lúc ấy cha mẹ bạn đã già rồi đấy. Phận làm con, hãy hiếu thuận kịp thời, đừng để đến khi con muốn phụng dưỡng mà cha mẹ lại không còn…
Hoàng Sâm, dịch từ kannewyork.com