Răng kết nối với các cơ quan trong cơ thể. Do đó, các bác sĩ đã theo biểu đồ kinh mạch của răng để chữa bệnh, hoặc là dựa vào vị trí đau răng để tìm ra bộ phận cơ thể tương ứng có vấn đề.
Răng kết nối với các bộ phận khác qua hệ thống kinh mạch
Răng của con người tương ứng với các cơ quan và hệ thống sinh lý cụ thể. Chẳng hạn, răng cửa và răng nanh nằm trên kinh mạch kết nối với thận, gan và túi mật. Răng trước hàm và răng hàm liên kết đến ruột già và dạ dày. Do đó, đau răng có thể là dấu hiệu một bộ phận nào đó trong cơ thể gặp vấn đề.
Ví dụ, đau răng trước hàm thứ hai (răng số 4) có thể liên quan đến mô vú hoặc phổi. Các răng cửa giữa hàm dưới và hai bên nằm trên kinh mạch kết nối với tuyến thượng thận, do đó đau các răng này có thể cho thấy chức năng của tuyến thượng thận bị mất cân bằng.
Đôi khi, người ta cảm thấy đau ở chỗ chiếc răng đã được nhổ từ trước, hiện tượng này được gọi là “đau ảo”. Một chiếc răng bị nhổ đi không còn khả năng gây đau, do đó, nguyên nhân gây đau có thể nằm ở cơ quan mà chiếc răng đó từng kết nối theo hệ thống kinh mạch.
Răng và sức khỏe tổng quát
Các bác sĩ tin rằng sức khỏe răng miệng liên quan đến sức khỏe tổng quát. Theo nghiên cứu năm 2009, đăng trên tạp chí Nha khoa Aegis, răng có cơ chế kiểm soát một chuỗi các hoạt động thần kinh khi chúng ta ăn. Chúng nhận định việc nhai có độ nhanh và mạnh ra sao, sau đó phản hồi cảm giác cho não.
Theo trang Aegis Dental Network, răng không “trơ” mà ngược lại là đầu mối xúc giác đặt biệt, từ đó kích thích các quá trình sinh học khác.
Các nhà khoa học Phần Lan đã phân lập các gen đảm nhận vai trò hình thành và phát triển răng. Họ phát hiện ra rằng các gen này cũng chịu trách nhiệm cho sự phát triển của các cơ quan khác. Trong quá trình phát triển và biệt hóa tế bào, các gen này còn thể hiện khả năng mắc ung thư trong tương lai.
Thực tế cho thấy, việc răng phát triển bất thường có liên quan đến bệnh ung thư. Thậm chí, theo các nhà nghiên cứu, vi khuẩn trong tủy răng có liên quan đến sự hình thành ung thư vú. Tương tự, nhiễm trùng răng mãn tính cũng góp phần gây ra bệnh tim mạch, đột quỵ và rối loạn chức năng cương dương.
Biểu đồ kinh mạch răng đơn giản
Đau răng không nhất thiết có nghĩa là nơi nào đó trong cơ thể đang có vấn đề; tuy nhiên, đó là dấu hiệu để bạn xem xét sức khỏe của toàn cơ thể, đặc biệt là trong trường hợp cơn đau kéo dài.
Dưới đây là một số bệnh lý có liên quan đến một nhóm răng nhất định.
- Đau răng cửa trên và dưới có thể báo hiệu bạn đang bị nhiễm trùng thận, bàng quang và tai. Chúng cũng có thể báo hiệu các vấn đề ở hệ thống bạch huyết và cơ quan sinh sản.
- Đau răng hàm có thể là dấu hiệu thiếu máu, loét dạ dày và ruột, viêm dạ dày mãn tính (viêm niêm mạc dạ dày), trĩ, nhiễm trùng bàng quang, vấn đề về vú, thấp khớp và viêm tụy mãn tính.
- Răng khôn kết nối với hệ thống thần kinh trung ương, tim, gan và ruột. Chúng cũng có thể báo hiệu bệnh huyết áp cao, bệnh chàm, đau đầu, bệnh gan, đau tứ chi và bệnh tim mạch.
Một răng cụ thể có thể liên quan đến một số bệnh nào đó:
- Đau răng cửa đầu tiên có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tuyến tiền liệt hoặc amidan.
- Đau răng nanh mãn tính có thể là dấu hiệu của viêm gan hoặc viêm túi mật.
- Đau răng trước hàm (răng cối) có thể là hậu quả của dị ứng, mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột (dysbacteriosis), viêm phổi hoặc viêm đại tràng.
- Đau răng thứ tư (trên và dưới) có thể báo hiệu đau khớp và các bệnh về khớp như viêm khớp; đồng thời răng này cũng gắn liền với phổi và ruột già.
- Răng nanh dưới tương ứng với hệ thống tuần hoàn và đau răng này có thể là dấu hiệu của xơ vữa động mạch hoặc rối loạn chức năng phổi.
- Đau ở răng hàm dưới có thể do chứng giãn tĩnh mạch, bướu nhỏ ở đại tràng và bệnh hô hấp (viêm phế quản, viêm phổi và hen suyễn).
Nha khoa toàn diện
Nha khoa hiện đại ngày càng tiếp cận với xu hướng phát triển sức khỏe toàn diện và răng được xem là một phần quan trọng trong sức khỏe tổng thể.
Hiện nay còn xuất hiện thuật ngữ “nha khoa sinh học”. Theo đó, các bác sĩ nha khoa dùng cách tiếp cận “sinh học”, an toàn, ít độc hại nhất để điều trị răng miệng. Đó là mục tiêu của nha khoa hiện đại, điều trị theo cách nhẹ nhàng nhất có thể căn cứ vào cơ địa sinh học của bệnh nhân.
Nha khoa hiện đại còn tiếp cận toàn diện hơn khi xem răng miệng là phần không bị cô lập của cơ thể. Nắm được mối liên hệ giữa răng và kinh mạch, các nha sĩ sẽ có thể điều trị chứng đau răng của bạn một cách đầy đủ hơn.
Bảo San (Theo Daily Health Post)