Trịnh Vĩnh Niên, một giáo sư giảng dạy tại Đại học Trung Văn Hồng Kông (CUHK) chi nhánh Thâm Quyến, được biết đến như là một trong những “quốc sư kinh tế” của Tổng Bí thư Tập Cận Bình. Gần đây, có thông tin cho rằng ông Trịnh đã phát động một thỉnh nguyện thư trên trang web thỉnh nguyện “Change.org” vào ngày 18/10, gửi tới Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Bộ Giáo dục của Quốc vụ viện ĐCSTQ và Đại học Thanh Hoa, thúc giục trường cũ của Tập Cận Bình là Đại học Thanh Hoa nên đổi tên thành “Đại học Tập Cận Bình”.
Thư thỉnh nguyện do Trịnh Vĩnh Niên lập ra có tên là “Hãy giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa Tập Cận Bình và đưa Trung Quốc bước vào một kỷ nguyên mới”. Nó nhấn mạnh rằng, nếu giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa Tập Cận Bình, thì cần phải đổi tên trường cũ của Chủ tịch Tập là Đại học Thanh Hoa thành Đại học Tập Cận Bình và nhấn mạnh sử dụng chủ nghĩa Tập Cận Bình để bồi dưỡng những tài năng trẻ ưu tú nhất ở Trung Quốc, họ sẽ được trang bị chủ nghĩa Tập Cận Bình tại Đại học Tập Cận Bình, từ đó sinh ra hàng loạt “giới tinh anh của Trung Quốc thuộc mọi tầng lớp xã hội, những người có lý tưởng Tập Cận Bình vững chắc”, v.v.
Những người cùng phát động cho thỉnh nguyện thư này còn có Vương Trọng Vỹ – Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Văn phòng Tham tán của Quốc vụ viện; Trầm Căn Lâm – Chủ tịch Hiệp hội Cựu sinh viên Đại học Công nghệ Nam Dương; và Nghiêm Kiện Minh – Bí thư Đảng ủy ĐCSTQ của Thị trấn Nam Tường, quận Gia Định, Thượng Hải. Tờ “Liberty Times” của Đài Loan đưa tin rằng, vào khoảng 9 giờ tối ngày 21/10, theo giờ Đài Loan, khoảng 78 người đã hưởng ứng ký tên, nhưng tính xác thực của thỉnh nguyện thư này vẫn đang được xác nhận.
艹,在這亂世中最不缺的就是「舔菊狗」和「馬屁精」!
— 君子蘭 (@newyorkluo) October 21, 2020
建議「清華大學」改名為「初二綴學生大學」更應景;「北京大學」改名叫「二百斤兩里路不換肩大學」
郑永年、王仲伟、沈根林、严健明 请愿书:将清华大学更名为“习近平大学”】 https://t.co/gLw7bF5jO3
Theo thông tin từ phía chính quyền ĐCSTQ, ông Tập đã lấy bằng tốt nghiệp đại học tại Khoa Hóa học của Đại học Thanh Hoa vào năm 1978, nhưng vào thời điểm đó là thời Cách mạng Văn hóa Trung Quốc, trường được gọi là “Đại học công nông binh” .
Bản lý lịch của chính phủ còn cho thấy khi Tập Cận Bình làm tỉnh trưởng tỉnh Phúc Kiến và phó bí thư tỉnh ủy từ năm 1998 đến năm 2002, ông cũng đã lấy bằng tiến sĩ luật về “giáo dục chuyên nghiệp về tư tưởng chính trị và lý luận chủ nghĩa Mác của Đại học Thanh Hoa”.
Trên trang mạng “Pincong”, cư dân mạng Trung Quốc đã “vượt tường lửa” bàn tán rất sôi nổi, có người cho rằng Đại học Thanh Hoa ở Đài Loan mới là thật. Bây giờ Bắc Kinh đổi tên là rất đúng lúc, “Đồng ý, thủ đô nên giống như Bình Nhưỡng”; “thư thỉnh nguyện chung biến thành thư nịnh hót.”
Giáo sư Đại học Thanh Hoa Quách Vu Hoa cũng tỏ ra nghi ngờ trên Twitter: “Cái này không phải là thật chứ!”. Hà Thanh Liên, một học giả ở Mỹ nói rằng: “Tôi thực sự đồng ý, tinh thần của Thanh Hoa đã chết, việc đổi tên là vừa đúng với tình trạng hiện tại. Nếu ai đó chủ trương thay đổi Trường cũ Phục Đán của tôi, thành Đại học Tập Cận Bình (Thượng Hải), tôi cũng nghĩ là nên như vậy. cần gì phải treo đầu dê bán thịt chó.”
Theo Bộ Giáo dục ĐCSTQ, 37 trường đại học trọng điểm, bao gồm Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa Bắc Kinh, trong năm học mới bắt đầu từ tháng 9 sẽ cung cấp chương trình học “khải luận tư tưởng của Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong kỷ nguyên mới” .
Vào ngày 24/8, Tập Cận Bình đã triệu tập một cuộc họp gồm 9 nhà kinh tế, đây là lần đầu tiên lộ diện 9 quốc sư kinh tế, gồm cả Trịnh Vĩnh Niên. Tuy nhiên, Trịnh Vĩnh Niên ngay sau đó đã bị cho ra rìa, bởi vì trong thời gian giữ chức giám đốc Viện Đông Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore, ông ta đã quấy rối tình dục hai nữ nhân viên. Trịnh đã một mực bác bỏ các cáo buộc này, và gần đây ông đã nhận được các chức vụ mới ở Trung Quốc đại lục, điều này cho thấy Trịnh rất được giới cấp cao của ĐCSTQ ưu ái.
Minh Huy