Tại cuộc họp báo quốc tế vào ngày 19/10, các quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công khai nêu tên Đài Loan là một trong những điển hình thành công trong công tác phòng chống dịch bệnh ở châu Á.
WHO đã tổ chức một cuộc họp báo qua video tại Geneva vào ngày 19/10. Giới truyền thông liên tục đặt câu hỏi về đợt bùng phát dịch thứ hai ở châu Âu. Số ca bệnh được chẩn đoán trong một ngày đã nhiều lần đạt mức cao mới, đối với Trung Quốc ở châu Á cũng chưa từng xảy ra sự việc như vậy. Rốt cuộc thì các biện pháp phòng chống dịch bệnh ở châu Âu đã bị lỗi chỗ nào?
Michael Ryan, Giám đốc Điều hành Kế hoạch Khẩn cấp Y tế Công cộng của WHO trả lời rằng, câu hỏi này vừa phức tạp vừa thú vị, ông tin rằng không chỉ Trung Quốc mà nhiều quốc gia và khu vực ở Đông Á như Nhật Bản, Đài Loan, Singapore và Úc…trong phương diện kháng dịch đều có hiệu quả khá vượt trội, ngoài việc làm bình ổn tình hình dịch bệnh, kiểm soát đường lây nhiễm, thì còn duy trì được số lượng ca nhiễm thấp trong thời gian dài.
Ryan chỉ ra rằng, các quốc gia này có điểm chung là ngoài việc chiến thắng được virus và kiểm soát nó, họ còn có thể phong tỏa các nguồn lây bệnh cụ thể và cách ly các trường hợp nhiễm bệnh, đồng thời cung cấp chỗ ở, thực phẩm và các hỗ trợ xã hội khác cho những người bị cách ly. Ngay cả sau khi dịch đã được kiểm soát thì cũng vẫn không buông lỏng, còn không ngừng đề cao khả năng sàng lọc virus.
Tuy nhiên, ngoại giới luôn nghi ngờ về dữ liệu dịch bệnh do ĐCSTQ công bố, ngay cả Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng từng nói: “Muôn vạn lần không được che giấu và báo cáo thiếu sót vì muốn đạt được báo cáo bằng không.” Tổng thống Mỹ Trump cũng đã nhiều lần chỉ trích dữ liệu dịch bệnh của ĐCSTQ là giả mạo.
Cách đây vài ngày, một trận dịch đã bùng phát tại Thanh Đảo, Sơn Đông, chính quyền đã tiến hành xét nghiệm axit nucleic trên toàn thành phố. Ngày 16/10, chính quyền tỉnh Sơn Đông báo cáo rằng đã hoàn thành hơn 10 triệu mẫu xét nghiệm axit nucleic và kết quả đều âm tính. Trần Thì Trung, chỉ huy trưởng Trung tâm chỉ huy dịch tễ trung ương của Đài Loan đã từng mỉa mai rằng: “vĩ đại”, nhưng không thể nào, vì lẽ ra nên có một ít sai số chứ.
Về vấn đề phòng chống dịch ở châu Âu, Maria Van Kerkhove, một nhà dịch tễ học khác của WHO cho rằng, bởi vì châu Âu chưa bao giờ trải qua việc đối phó với hội chứng hô hấp cấp tính (SARS) và hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) nghiêm trọng như các nước châu Á cho nên chưa có kinh nghiệm. Tuy nhiên, nhìn chung, châu Âu hiện đã có nhiều sự chuẩn bị và kinh nghiệm hơn trong việc chống lại virus Vũ Hán so với đợt bùng phát vào mùa xuân năm này.
Tổng thư ký WHO – Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo rằng, khi Bắc bán cầu bước vào mùa Đông, số ca mắc bệnh sẽ ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở châu Âu và Bắc Mỹ. Ông cho rằng các quốc gia trên thế giới có thể đang dần cảm thấy mệt mỏi với các biện pháp phòng chống dịch, nhưng đặc tính của loại virus này là một khi nới lỏng kiểm soát sẽ khiến nó tăng nhanh đáng báo động và sẽ đe dọa các bệnh viện, cùng các hệ thống y tế.
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng đồng thời nói rằng, dưới sự thống nhất toàn cầu cùng nhau đoàn kết chống dịch, 184 quốc gia hiện đã hợp tác tham gia Cơ chế Tiếp cận Vắc xin Toàn cầu (COVAX).
Tại buổi họp báo, Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng đặc biệt giới thiệu bài hát tiếng Anh “We Are Family” do Sister Sledge thể hiện sẽ có một phiên bản cover đặc biệt, và WHO cũng mời mọi người từ khắp nơi trên thế giới sử dụng mạng xã hội để quay video và tham gia hát bài hát này.
Minh Huy