Một trong những nhược điểm lớn nhất của pin năng lượng Mặt trời là không thể được dùng vào ban đêm, nhưng một ý tưởng đột phá đã đảo ngược điều này…
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ năng lượng, người ta bắt đầu có xu hướng sử dụng những nguồn năng lượng thiên nhiên, như gió, Mặt trời… Thực tế, những chiếc máy sử dụng năng lượng gió thường được ưa chuộng hơn, một phần vì giá thành thấp, đồng thời gió có thể xuất hiện cả ngày lẫn đêm, còn Mặt trời thì không.
Thế nên các nhà máy điện năng lượng Mặt trời không thể hoạt động vào ban đêm hoặc khi trời nhiều mây, trong khi nhu cầu dùng điện của người dân luôn liên tục và rất cao vào buổi tối.
Hiện các nhà nghiên cứu lên ý tưởng cho việc dữ trữ năng lượng để dùng vào các khoảng thời gian này, nhưng đây đây lại là một vấn đề nan giải. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây đã mở ra hy vọng cho ngành công nghiệp năng lượng sạch này.
Tìm ra phương pháp lưu giữ lâu dài điện năng
Tế bào điện hóa (PEC cell) là một dạng đặc biệt của pin năng lượng Mặt trời, nó có thể tích hợp nhiệt từ mặt trời và chuyển hóa thành dạng năng lượng hóa học phù hợp cho việc sử dụng pin nhiên liệu. Nói cách khác, đây sẽ trở thành nguồn năng lượng sạch quan trọng trong tương lai.
Nhóm của Fuqiang Liu thuộc trường Đại học Texas Hoa Kì, đã chế tạo ra tấm pin PEC bao gồm một điện cực quang có thiết kế đặc biệt, một bộ phận sẽ chuyển đổi proton thành dạng electron. Tấm pin này có thể dự trữ electron một cách hiệu quả nhất trong suốt những ngày dài, mở đầu cho công nghệ ‘‘tế bào” PEC vào một vai trò lớn trong hệ thống điện thông minh.
Ngoài ra, hệ thống còn trang bị một loại pin hữu cơ (VRB), phù hợp cho nhu cầu sử dụng lớn của mạng lưới điện hiện nay, bởi vì nó có thể trong trạng thái ‘nghỉ ngơi’ một thời gian khá lâu mà không sợ bị hao điện. Điều này an toàn hơn rất nhiều so với pin lithium-ion, nó còn có khả năng chống nhiệt cao và dễ nâng cấp dung lượng pin thông qua việc tăng kích thước bình điện phân.
Theo Khoahoc