Gút là một trong những dạng viêm khớp gây đau đớn nhất và ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, nếu kiên trì theo các phương pháp tự nhiên dưới đây, chúng ta có thể giảm thiểu các triệu chứng và đẩy lùi bệnh gút.
Gút là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ axit uric làm tổn thương và sưng tấy các khớp xương trên cơ thể. Thói quen ăn uống thiếu chất và căng thẳng trong quá trình trao đổi chất đã sinh ra axit uric. Những phương pháp đặc biệt trong lối sống hàng ngày có thể giúp giảm thiểu triệu chứng của bệnh gút và phục hồi chức năng trao đổi chất thích hợp để đánh bại bệnh gút một cách tự nhiên.
Khi tinh thể urat sinh ra do sự tích tụ axit uric, thâm nhập và kích thích các khớp. Khu vực phổ biến nhất là ngón chân cái, bàn chân, mắt cá chân, cổ tay, đầu gối, khuỷu tay. Gút gây đau đớn nghiêm trọng và hầu hết các bác sĩ không thể điều trị một cách hiệu quả mà không dùng các loại thuốc nguy hiểm.
Nhiều năm qua, các bác sĩ đã cho biết axit uric cũng là sản phẩm phụ của sự thoái giáng chuyển hóa purin. Purin là các phân tử được thành lập bởi một nhóm các axit nucleic, phổ biến trong các loại thực phẩm như thịt đỏ, nội tạng, hải sản và rượu. Thận và gan là hai cơ quan chứa nhiều purin. Khi lượng purin tăng lên, cơ thể không đào thải kịp axit uric và dẫn đến tích tụ.
Gút và sự chuyển hóa đường Fructose
Nghiên cứu gần đây đã hình thành mối liên hệ giữa bệnh gút với mức tiêu thụ fructose cao. Con đường sinh hóa thứ hai này chỉ ra rằng fructose khiến cơ thể sinh ra axit uric từ một phân tử năng lượng quan trọng, adenosine triphosphate.
Tại New Zealand, người dân Maori hiếm khi mắc bệnh gút. Hiện nay, đã có 10% đến 15 % dân số của họ xuất hiện các triệu chứng bệnh gút. Thủy sản dường như là điểm nhấn chính cho các vùng đảo Thái Bình Dương này. Và họ luôn ăn nhiều hải sản. Những người này cũng ăn nhiều đường và fructose (giống như người Mỹ điển hình) gấp 50 lần so với cách đây 100 năm.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ đã chứng minh rằng, 74% những người sử dụng thức uống giàu fructose một lần mỗi ngày có nhiều khả năng phát triển bệnh gút hơn những người dùng cùng loại một lần mỗi tháng. Và 97% những người uống từ hai lần hoặc nhiều hơn đồ uống ngọt chứa fructose càng có nhiều khả năng phát triển bệnh gút.
Fructose là một dạng của phân tử đường, thường xuyên được tìm thấy trong ngũ cốc, trái cây và nhiều chất làm ngọt có nguồn gốc thực vật như mật cây thùa và mật ong. Để giảm tiêu thụ fructose, hãy tránh các sản phẩm chứa đường ngô dạng nước (high fructose corn syrup – HFCS) và giảm thiểu tiêu thụ các loại nước ép trái cây, mật cây thùa và mật ong. Ưu tiên các loại trái cây chứa hàm lượng đường fructose thấp như quả mọng, quả bơ, chanh và bưởi.
Kế hoạch dinh dường chống gút
Chế độ ăn điển hình cho bệnh nhân gút nên ít đường và ngũ cốc. Thay vào đó, chúng ta có thể tăng cường các loại rau củ giàu chất chống oxy hóa và các nguồn chất béo lành mạnh. Những nguồn chất béo / protein tốt nhất bao gồm các sản phẩm từ dừa, bơ, dầu ô liu chưa tinh chế và các loại hạt. Nguồn cung cấp protein lành mạnh bao gồm thịt từ bò ăn cỏ 100% với chế độ chăm sóc điều độ, phô mai từ sữa bò ăn cỏ 100%, gia cầm chăn thả và cá tự nhiên.
Bệnh nhân gút sẽ thấy đỡ hơn với chế độ ăn 80% rau quả tươi. Thực phẩm nấu chín nên để dành cho bữa tối. Các bữa ăn ban ngày nên ở dạng lỏng với hình thức sinh tố, bơ từ quả bơ và nước rau ép. Xà lách, món guacamole với rau tươi, bánh qui giòn rắc các loại hạt cũng rất tốt.
Trước khi dùng thực phẩm nấu chín, enzyme tiêu hóa bao gồm lipase, protease và amylase nên được sử dụng để kích thích tiêu hóa. Chúng ta cũng nên uống nhiều nước trong ngày và khuyến khích uống thường xuyên trong 16 – 24 giờ, để giúp giải độc cho thận, gan và kết tràng.
Bệnh nhân gút cũng có thể dùng giấm táo và chanh tươi trong món salad, ngũ cốc và thịt. Điều này sẽ giúp cung cấp các axit hữu cơ, bổ sung enzyme và chất chống oxy hóa để hỗ trợ tiêu hóa trước các bữa ăn. Thực phẩm lên men không qua xử lý như dưa cải bắp, kim chi, dưa chua, amasai, và kefir dừa cũng rất hữu ích.
An Nhiên – Theo Epoch times