Phật Pháp nhiệm màu, thần tích có thể xuất hiện rõ ràng nơi thế gian, nhưng vẫn có những thế lực tìm cách phá hoại khiến con người không tin vào sự thật này. Tội chồng thêm tội, liệu thiên lý có thể dung tha.
Ngày 11/9/1997, Sư phụ Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, một môn tu luyện của Phật gia, đã đến thăm Huyện Thang Âm, Hà Nam. Vào buổi sáng, Lý Đại sư trước tiên đến thăm miếu Nhạc Phi được lập trong thị trấn, buổi chiều ông ghé qua làng quê cũ của vị tướng kiên trung này.
Theo lời kể của người quản lý miếu Nhạc Phi, sau khi Lý Đại sư đến, ông bước vào trong nhà, trước nhà sau nhà, trong phòng ngoài phòng đều được xem xét tường tận, xem vô cùng tỉ mỉ, rồi ông tiến đến thắp hương tại điện thờ. Nhìn thấy sau điện, gỗ đá dùng để duy tu xây dựng được chất thành đống, Lý Đại sư quyết định quyên tặng một số tiền. Người quản lý mời ông lưu lại danh tính, nói rõ rằng chiếu theo quy định, người quyên một số tiền nhất định có thể được lập bia lưu niệm, người nào đóng góp nhiều thì ban quản lý có thể lập một bia riêng cho họ. Lúc đó, Lý Đại sư không muốn lưu lại danh tính. Nhưng khi ông bước ra xe, người quản lý đi theo ra đến cửa, khẩn khoản mời để lại danh tính, Lý Đại sư dừng lại một chút, rồi từ cuốn sổ nhỏ xé ra tờ giấy đưa cho người quản lý. Trên giấy ghi một bài thơ với nhan đề “Du Nhạc Phi miếu” đăng trong cuốn Hồng Ngâm sau này:
“Du Nhạc Phi Miếu
Bi tráng lịch sử lưu thuỷ khứ,
Hạo khí trung hồn lưu thế gian;
Thiên cổ di miếu toan tâm xứ,
Chỉ hữu đan tâm chiếu hậu nhân”.
1997 niên 9 nguyệt 11 nhật vu Thang Âm.
Diễn nghĩa:
“Thăm miếu thờ Nhạc Phi
Lịch sử bi tráng như dòng nước chảy qua rồi,
Hồn của người trung thành khí phách còn lưu thế gian;
Miếu thờ để lại từ thiên cổ ấy nơi lòng chua xót,
Chỉ có tấm lòng son sắt chiếu rọi đến người sau”.
Thang Âm, ngày 11/9/1997.
Sau khi Lý Đại sư đi rồi, người quản lý mời thợ về khắc viết bài thơ trên bia. Tấm bia không lớn, cũng không tuân theo bút tích của ông (chữ người thợ dùng là Khải thư). Do đó, khi các đệ tử Đại Pháp của Sư phụ Lý Hồng Chí ở địa phương đó biết được việc này, họ đã tìm cách chiếu theo bút tích của Sư Tôn để khắc lại một tấm bia thơ mới to lớn, trang nghiêm, đường đường chính chính đặt tại phía đông trước cửa chính điện Nhạc từ đường.
Tuy nhiên, tấm bia đã bị phá bỏ sau sự kiện ngày 25/4/1999, đây vốn là sự kiện chấn động Trung Quốc lúc bấy giờ, khi 10.000 học viên Pháp Luân Công tập trung tại Trung Nam Hải, cơ quan trọng yếu của chính quyền Trung Quốc, để yêu cầu chính phủ ngưng việc leo thang bắt bớ và đánh đập người theo tập môn này. Đây chỉ là cuộc thỉnh nguyện ôn hòa, nhưng Đảng Cộng Sản Trung Quốc sau đó đã vin vào và làm thành cái cớ phát động chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999, trong đó có hoạt động mổ sống thu hoạch tạng hòng thu về các khoản lợi nhuận khổng lồ.
Hưởng ứng chiến dịch này, những nhân viên của Đảng ở thành phố Yên Dương, Hà Nam nghe theo mệnh lệnh từ cấp trên vốn có tâm địa hẹp hòi, khơi mào sự tình, bịa đặt viện cớ, đã cố tình đẩy ngã di dời tấm bia thơ này. Lúc đó, rất nhiều đệ tử Đại Pháp địa phương và các nơi khác đã đến để bảo vệ bia. Tiếc là tấm bia thơ này đã bị lực lượng tà ác phá hủy.
Ba tấm hình bên dưới đây là do đệ tử Đại Pháp ở Tây An chụp được vào tháng 11/1998, khi du lịch ở miếu Nhạc Phi, Thang Âm, Hà Nam. Lúc bấy giờ, ảnh được chụp từ máy chụp phim, sau khi được rửa ra, xuất hiện một điều thần kỳ: tấm bia bằng đá cẩm thạch đen dày đặc có khắc bút tích của Lý Đại sư trở nên trong suốt, cảnh sắc người và vật phía sau rõ ràng có thể nhìn thấy được, và lời đề tựa của Lý Đại sư như treo lơ lửng giữa không trung. Thậm chí, “tấm bia đá trong suốt” còn có thể có công năng phản chiếu như một tấm gương, người chụp hình đứng trước tấm bia đá khi chụp cũng nhìn thấy sự phản chiếu mạnh mẽ.
Bức ảnh siêu thường chứng minh sự thần kỳ của Pháp Luân Đại Pháp, chứng kiến một đoạn thời gian khó quên, phát ra nguồn năng lượng thuần chính cường đại hướng đến mọi người.
Mai Mai – Theo Sound of Hope