Tinh Hoa

Phát hiện “Trái Đất thứ 2” gần chúng ta nhất từ trước tới nay

Mới đây, các nhà thiên văn học đã phát hiện một hành tinh mới giống với Trái Đất, có chất lỏng trên bề mặt và chỉ cách chúng ta 4,2 năm ánh sáng. Đây là “Trái Đất thứ 2” gần chúng ta nhất từ trước tới nay.

Hành tinh mới phát hiện gần Trái Đất nhất từ trước đến nay. (Ảnh minh họa)

Theo kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí Der Spiegel của Đức, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một hành tinh bay quanh ngôi sao Proxima Centauri, thuộc tinh hệ Alpha Centauri, cách Trái Đất 4,2 năm ánh sáng.

Hành tinh này được cho là giống như Trái Đất và bay quanh Proxima Centauri với khoảng cách có thể cho phép nó có nước ở thể lỏng trên bề mặt. Đây là một yêu cầu quan trọng cho việc xuất hiện sự sống.

Trước đây các nhà khoa học chưa bao giờ phát hiện ra một “Trái Đất thứ 2” gần đến như vậy. Đây là một khoảng cách nhỏ trong thước đo của vũ trụ, nhưng còn quá xa đối với con người để có thể đến được đó bằng các công nghệ hiện tại.

Theo nhóm nghiên cứu, Đài thiên văn Nam Âu (ESO) dự kiến sẽ công bố phát hiện này của họ vào cuối tháng 8.

Trước đây Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) từng phát hiện ra nhiều hành tinh nhưng nơi thì lạnh quá hoặc nóng quá và không có nước.

Năm 2015, NASA công bố phát hiện một hành tinh được là giống Trái Đất nhất từ trước đến nay, có tên là Kepler 452b. Hành tinh này lớn hơn Trái Đất khoảng 60% và có thể có núi lửa hoạt động, biển, ánh nắng mặt trời, có trọng lực lớn gấp 2 lần Trái Đất và một năm kéo dài 385 ngày.

Tuy nhiên, do Kepler 452b cách Trái Đất khoảng 1.400 năm ánh sáng, con người ít có hy vọng có thể đặt chân tới chỗ người anh em này trong một tương lai gần.

Theo infonet