Các nhà khoa học vừa phát hiện một thiên hà có hình chữ nhật độc đáo, nằm cách Trái đất khoảng 70 triệu năm ánh sáng.
Thiên hà trong vũ trụ thường tồn tại ở 1 trong 3 dạng, bao gồm: hình xoắn ốc, hình đĩa và hình dạng bất thường. Mới đây, các nhà khoa học thuộc Đại học Công nghệ Swinburne (Australia) đã phát hiện một thiên hà có hình chữ nhật rất hiếm gặp. Thiên hà này nằm cách Trái đất khoảng 70 triệu năm ánh sáng. “Thiên hà có hình chữ nhật rất hiếm gặp trong vũ trụ của chúng ta. Sự kỳ lạ của thiên hà hình chữ nhật có thể được ví với tháp nghiêng Pisa hay việc phát hiện một số loài động vật mới có hình thù kỳ dị không theo quy luật tự nhiên”, tiến sĩ Alister Graham, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết trên Daily Mail.
Các nhà khoa học phát hiện thiên hà này hình chữ nhật sau khi phân tích một hình ảnh do kính thiên văn Subaru của Nhật Bản chụp. Nhóm nghiên cứu nhận thấy tốc quay của mép ngoài thiên hà hình chữ nhật lên tới 100.000 km/giờ. Tiến sĩ Alister Graham cho biết, việc phát hiện thiên hà có hình dạng lạ so với 2 dạng thiên hà phổ biến trước đây sẽ giúp các nhà thiên văn học hiểu rõ hơn về quá trình tiến hóa của thiên hà trong vũ trụ bao la. Có nhiều giả thuyết khác nhau về hình dạng của thiên hà hình chữ nhật. Tiến sĩ Duncan Forbes, thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết: “Một khả năng khác là thiên hà này có thể hình thành sau một vụ va chạm giữa hai thiên hà hình xoắn ốc”. Tuy nhiên, một số nhà thiên văn học nghi ngờ, dường như hình dạng của thiên hà này thực sự không phải là chữ nhật. Thay vào đó, họ tin rằng hình dạng của nó có thể giống một chiếc đĩa được thổi phồng, như một xylanh ngắn. Hà Hương
|
Theo VietnamNet