Thật đáng ngạc nhiên, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng 10% bề mặt các hành tinh lùn hình thành từ nước và đông lạnh thành băng. Nghiên cứu được công bố chi tiết trên tạp chí Nature: “… về mặt kỹ thuật có thể dưới đại dương tồn tại sự sống”.
Nước đá được xác nhận là xuất hiện tại các cực của hành tinh lùn Ceres. Tảng băng bị chôn trong các hố thiên thạch thuộc vùng tối của hành tinh lùn, nơi ánh sáng Mặt trời không bao giờ rọi đến, đây như 1 tín hiệu về sự tồn tại của 1 đại dương dưới bề mặt của hành tinh này; do đó, khả năng nó có chứa một phương thức sống chưa được khám phá của người ngoài hành tinh.
Ceres là hành tinh lùn nhỏ nhất được biết trong Hệ Mặt Trời và là hành tinh lùn duy nhất trong vành đai tiểu hành tinh chính ở khoảng giữa Sao Mộc và Sao Hỏa. Tại đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra băng tồn tại ở 2 cực của hành tinh. Mặc dù ánh sáng Mặt trời chiếu sáng 1 phần của hành tinh lùn, nhưng vẫn không đủ để ấm hết toàn bộ bề mặt. Các chuyên gia ước tính, vùng tối chiếm diện tích khoảng 2.129 km vuông của hành tinh này.
“Bằng cách tìm thành phần của nước trong quá khứ xa xôi, chúng ta có thể khám phá ra những manh mối về cuộc sống có thể đã từng tồn tại trong hệ thống năng lượng Mặt trời từ thời xa xưa”, Carol Raymond, trưởng nhóm khoa học của Phòng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA, nói với Reuters.
Gần đây, các nhà nghiên cứu tại Viện Max Planck về Hệ thống năng lượng Mặt trời đã phân tích hình ảnh miệng núi lửa thuộc vùng cực Bắc của Ceres chụp bởi tàu vũ trụ Dawn của NASA và xác định vị trí màu vĩnh viễn trong ít nhất 634 miệng núi lửa, trong đó chỉ có 10 trường hợp có “điểm sáng” phản ánh mức độ cao của ánh sáng Mặt trời.
Bằng cách nghiên cứu các bước sóng của ánh sáng phản xạ từ các vết đốm – quang phổ – các nhà khoa học đã xác định được bề mặt phản xạ có chứa nước đá.
Mặc dù liên quan đến sự sống trên Trái Đất, Thomas Platz, 1 trong những nhà nghiên cứu chính, duy trì thái độ hoài nghi làm thế nào trường hợp này có thể xảy ra với hành tinh lùn Ceres.
“Nó khá lạnh trong vùng bóng tối vĩnh viễn – khoảng -213 độ C”, Platz nói. “Hiện tại, tôi không hiểu làm thế nào sự sống có thể hình thành nơi đây”.
Vẫn không chắc chắn rằng có bao nhiêu băng trên những miệng núi lửa của hành tinh lùn Ceres “vì khó để đo vùng tối”, Platz nói. Tuy nhiên, “mỏ băng ở ít nhất 1 miệng núi lửa là rất dày, có lẽ là hàng mét”.
Theo ancient code