Trong văn hóa Ai Cập cổ đại, ướp xác luôn là một đề tài rất được chú trọng. Bởi sự tồn tại của xác ướp nên người ta tin rằng công nghệ của người Ai Cập cổ đại phải tốt nhất thế giới vào thời điểm đó, thậm chí có những phát hiện mà ngay cả khoa học hiện đại cũng không thể tưởng tượng nổi.
Cho đến nay, vẫn chưa có con số thống kê chính xác về việc người ta đã khai quật được bao nhiêu xác ướp ở vùng đất bí ẩn Ai Cập này và mọi người cũng không thể ước tính còn bao nhiêu xác ướp chưa được phát hiện vẫn còn tồn tại ở đó.
Thuận theo thời gian thì những xác ướp cũng lần lượt được khai quật, những vấn đề mới cũng nảy sinh nhiều vô số kể, và những điều kỳ lạ không thể giải thích liên tục xuất hiện. Một xác ướp được khai quật ở ngoại ô thành phố Luxoy được trang bị một chiếc máy tạo nhịp tim kỳ lạ gây chấn động thế giới.
Ở ngoại ô Luxoi, Ai Cập, người ta khiêng một xác ướp mới khai quật ra khỏi lăng mộ, trước khi giao cho cục di tích văn hóa quốc gia cất giữ thì họ tiến hành các bước xử lý xác đầu tiên. Lúc này, một linh mục tham gia vào công việc xử lý xác ướp trong quá trình thu dọn, ông phát hiện ra một âm thanh kỳ lạ phát ra từ xác ướp, cứ như thể đó là tiếng tim đập.
Mọi người không thể tin điều này, bởi vì đó là không thể. Vậy có điều gì đó ẩn giấu trong trái tim của xác ướp này? Người ta lập tức gửi xác ướp còn nguyên vẹn này đến phòng khám địa phương. Phòng khám địa phương cũng không dám tùy tiện xử lý xác ướp kỳ lạ này, nên sau đó xác ướp được chuyển đến bệnh viện Cairo, nơi có nhiều kinh nghiệm hơn.
Bệnh viện Cairo đã tập hợp một số chuyên gia đến kiểm tra. Khi các bác sĩ khám nghiệm tử thi, họ tìm thấy một máy tạo nhịp tim nằm gần tim. Máy tạo nhịp tim màu đen này vẫn có thể đập hơn 2000 năm nữa, điều này đã thu hút sự quan tâm lớn của các bác sĩ.
Họ đã kiểm tra chiếc máy đo này bằng thiết bị tiên tiến và phát hiện ra rằng máy tạo nhịp tim được làm từ một mảnh tinh thể đen có chứa chất phóng xạ. Các bác sĩ phát hiện ra rằng mặc dù trái tim cách đây 2500 năm đã khô héo và biến thành thịt khô nhưng nó vẫn đập theo nhịp của máy tạo nhịp tim, nhịp đập “thình thịch” của nó rất nhịp nhàng, mỗi phút đập 80 nhịp, mọi người có thể nghe được rõ ràng.
Bệnh viện Cairo sau đó đã công bố phát hiện quan trọng này cho công chúng và lắp lại máy tạo nhịp tim vào trong xác ướp để mọi người đến thăm quan.
Tin tức đáng kinh ngạc này không chỉ thu hút nhiều nhà khảo cổ học mà còn rất đông các nhà khoa học điện tử, họ đổ xô đến bệnh viện Cairo từ khắp nơi trên thế giới để tìm tòi nghiên cứu xác ướp có máy tạo nhịp tim này.
Mọi người đều vô cùng kinh ngạc trước chiếc máy tạo nhịp tim bí ẩn này, đồng thời, người ta đặt ra câu hỏi viên pha lê đen đến từ đâu? Ngoài ra cũng có ý kiến cho rằng máy trợ tim này phải được đặt vào cơ thể khi người đó còn sống. Nhưng trong điều kiện y tế của Ai Cập cổ đại, vốn bị cho là tụt hậu so với bây giờ thì làm thế nào mà người thời đó lại đặt được chiếc máy tạo nhịp tim tiên tiến như vậy vào lồng ngực?
Các chuyên gia đang tự hỏi và cố tìm câu trả lời khi đối mặt với hàng loạt vấn đề như vậy. Một số người nghĩ rằng có thể ở Ai Cập cổ đại vào lúc văn hóa phát triển, có một số thuật sĩ với năng lực đặc biệt đã tạo ra “phép màu lịch sử” này.
Nhưng cách đây hơn 2500 năm, liệu ai có thể biết được tinh thể đen có chứa chất phóng xạ và có thể giữ cho trái tim đập? Sức hấp dẫn của nền văn hóa Ai Cập cổ đại vĩnh viễn là một đám sương mù dày đặc, và cũng chính vì chưa có cách nào vén mở tấm màn bí mật này nên nó đã thu hút rất nhiều người tìm đến đây khám phá.
Tuệ Tâm (Theo SOH)