Tinh Hoa

Phát hiện hóa thạch 3,8 tỷ năm tuổi: Sự sống cổ xưa nhất trên Trái đất

Nhóm khoa học gia quốc tế đã phát hiện một chứng cứ mới tại tỉnh Quebec của Canada, chứng minh rằng ít nhất vào 3,8 tỷ năm trước trên Trái đất đã có sinh vật sống tồn tại.

Vỉa quặng sắt thuộc vành đai Greenstone của Nuvvuagittuq, Canada. (Ảnh minh họa từ Internet)

Theo CBC đưa tin, khi nhóm khoa học gia này tiến hành khảo sát vỉa quặng sắt thuộc vành đai Greenstone của Nuvvuagittuq, trong mẫu quặng sắt có niên đại từ 3,8 – 4,3 tỷ năm tuổi phát hiện thấy dấu vết của sinh vật sống cổ nhất: Một vài hóa thạch của một vài sinh vật siêu nhỏ. Thể sinh vật này sau khi phản ứng với sắt hòa tan trong nước, đã lưu tồn lại trong nham thạch những lớp màu đỏ và màu trắng.

Theo nhận thức thông thường thì Trái đất được hình thành cách đây 4,6 tỷ năm trước, các nhà khoa học cho rằng khoảng 4,3 tỷ năm trước đã có nước tồn tại. Gần đây một phát hiện ở châu Úc chứng minh vào 3,4 tỷ năm về trước trên Trái đất đã có sinh vật sống. Tuy nhiên, theo phát hiện mới tại tỉnh Quebec thì sinh vật xuất hiện sớm nhất trên Trái đất là vào 3,8 – 4,3 tỷ năm trước.

Theo phát hiện mới tại tỉnh Quebec thì sinh vật xuất hiện sớm nhất trên Trái đất là vào 3,8 – 4,3 tỷ năm trước.(Ảnh minh họa từ Internet)

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang tranh luận về vấn đề vỉa quặng sắt thuộc vành đai Greenstone của Nuvvuagittuq có độ tuổi là 3,8 hay 4,3 tỷ năm? Ông Jonathan O’Neill, Phó giáo sư trường đại học Ottawa, nghiêng về hướng lớp quặng sắt này được hình thành 4,3 tỷ năm về trước.

Ông Jonathan O’Neill, Phó giáo sư trường đại học Ottawa, nghiêng về hướng lớp quặng sắt này được hình thành 4,3 tỷ năm về trước.

Dù vỉa quặng sắt thuộc vành đai Greenstone của Nuvvuagittuq được hình thành từ 3,8 hay 4,3 tỷ năm trước, hóa thạch này cũng vẫn là hóa thạch lâu đời nhất được phát hiện trên Trái đất tính đến thời điểm này.

Lê Hiếu, dịch từ Epoch Times