Một gò mối khổng lồ hơn 2.000 năm tuổi được phát hiện ở châu Phi hiện là gò mối cổ nhất Trái Đất. Đây là bằng chứng cho thấy côn trùng có thể sống trong một “ngôi nhà” của mình qua hàng nghìn năm.
Mối là những ”kĩ sư’ giỏi, chúng có thể xây dựng một ”ngôi nhà” cao 10m, rộng 15m. Tổ mối có đặc điểm như một chiếc điều hòa nhiệt độ, giúp chúng tránh nóng. Tổ mối còn có những lỗ thông gió giúp không khí được lưu trong khắp trong tổ. Hàng trăm nghìn thế hệ mối sẽ sinh sống trong “ngôi nhà” này.
Tại rừng Miombom, Cộng hòa Congo, miền trung châu Phi, các nhà khoa học tìm thấy một gò mối bỏ hoang, được xác định hơn 2.200 tuổi. Đây là gò mối cổ xưa nhất từng được phát hiện (không kể những gò mối dưới dạng hóa thạch).
Nhóm nghiên cứu do Hans Erens dẫn đầu, gồm các nhà nghiên cứu của đại học Gent (Bỉ) và đại học Lubumbashi (Congo) mất đến 4 ngày để xác định niên đại gò mối, bằng cách sử dụng kỹ thuật đồng vị phóng xạ Carbon 14.
“Kích thước khổng lồ của ụ mối cho thấy tuổi đời của nó vượt xa tuổi của mối chúa“, các nhà khoa học cho biết. Gò mối này do loài mối Macrotermes falciger xây, được sử dụng cho tới 500-800 năm về trước, khi khu vực này cực kỳ ấm áp.
Trên gò mối bỏ hoang, loài mối tiếp tục xây tổ. Có 4 tổ mối được kiểm tra, và hai trong số đó có mối sinh sống trên phần đỉnh. Tổ mới có niên đại từ 675-766 tuổi, khẳng định giả thiết loài mối sinh sống cùng một tổ trong hàng nghìn năm.
Theo vnexpress