Kính thiên văn không gian Hubble vừa phát hiện dấu hiệu của nước ở 5 hành tinh khổng lồ nằm cách địa cầu hàng ngàn tỷ km.
Daily Mail đưa tin, các nhà khoa học sử dụng máy ảnh của Hubble để phân tích bầu khí quyển các siêu hành tinh WASP- 17b, HD209458b, WASP-12b, WASP- 19b và XO- 1b sau khi phát hiệu dấu vết của nước bên trong bầu khí quyển của chúng. Họ đặc biệt chú ý tới hành tinh WASP-17b sau hàng loạt dấu hiện rõ ràng cho thấy, nó căng mọng như một “trái nước”.
Do các hành tinh nằm ở quá xa, kính thiên văn Hubble phải lợi dụng khả năng hấp thụ ánh sáng của hành tinh để làm sáng tỏ bí ẩn của các siêu hành tinh. Hubble sẽ chụp hành tinh khi nó đi vào giữa ngôi sao và kính Hubble. Dựa vào khả năng hấp thụ ánh sáng của bầu khí quyển, các nhà khoa học sẽ xác định thành phần cấu tạo lớp bao bọc xung quanh các siêu hành tinh. Chuyên gia Drake Deming của Đại học Maryland nhận định: “Nghiên cứu cấu tạo bầu khí quyển của một hành tinh nằm sâu trong vũ trụ là việc cực kỳ khó khăn. Tuy nhiên, chúng tôi ghi nhận những tín hiệu khá rõ ràng về sự tồn tại của nước ở WASP-17b và 4 siêu hành tinh còn lại”. Dẫu vậy, dấu hiệu mà các nhà khoa học ghi nhận vẫn ít hơn so với dự kiến. Nó khiến người ta nghĩ tới khả năng lớp sương mù hoặc bụi bao quanh các siêu hành tinh, làm giảm cường độ tín hiệu phát ra từ chúng, khiến màu sắc đặc trưng của hành tinh thay đổi. Tuy nhiên, cả 5 siêu hành tinh chứa nước đều không có khả năng hỗ trợ sự sống bởi chúng quá nóng do quay gần ngôi sao. Các nhà khoa học gọi chúng là “sao Mộc nóng”. Hiện tượng mây hoặc bụi bao phủ bề mặt các hành tinh xảy ra khá phổ biến ở các ngôi sao như thế.
Hồng Duy Theo Tri Thức |
Theo Zing