Tại trung tâm của ngân hà Abell 2597, một hiện tượng khó tin khiến các nhà thiên văn kinh ngạc và thích thú khi lần đầu tiên, họ có thể chứng kiến một trận mưa khí gas lạnh do hố đen tạo ra.
Các nhà khoa học khi quan sát tại trung tâm của ngân hà Abell 2597, đã phát hiện ra 1 hiện tượng kỳ lạ hiếm có. Họ phát hiện một lượng lớn khí gas lạnh đang bị kéo vào hố đen, gây ra những trận mưa tại đây.
Phi hành gia Grant Tremblay tới từ Đại học Yale (Mỹ) cho hay:
“Mặc dù, đã có lý thuyết tiên đoán về hiện tượng này trong những năm gần đây, nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên chúng ta quan sát được bằng chứng về sự hỗn độn, những cơn mưa lạnh xung quanh miệng hố đen“.
“Thật lý thú khi chúng tôi có lẽ đã thật sự quan sát được những cơn mưa bão đang bị hố đen có kích thước khoảng 300 triệu lần Mặt Trời hút vào“.
Tremblay và nhóm của ông sử dụng dữ liệu từ kính thiên văn Atacama Large đặt ở Chile Millimetre/submillimetre Array (ALMA) để quan sát hoạt động của các phân tử khí gas lạnh ở trung tâm Abell 2597.
Abell 2597 chính là cụm thiên hà sáng nhất thuộc loại thiên hà xoắn ốc với tập hợp của 50 thiên hà lớn nhỏ cách chúng ta 1,23 tỉ năm ánh sáng.
Các nhà nghiên cứu khám phá ra những đám mây khí gas lạnh khổng lồ di chuyển với tốc độ 1 triệu km/h hướng tới lỗ đen này.
Họ ước tính mỗi đám mây bao gồm vật chất tương đương hàng triệu Mặt Trời và mở rộng ít nhất 10 năm ánh sáng để đi qua hết chúng.
Các nhà khoa học cũng đặt tên cho hiện tượng kỳ lạ này là mưa hố đen (black hole rain) vì điều kiện xảy ra khá giống ở Trái Đất với nhiệt độ và mật độ của đám mây khí gas và xem đây là một hiện tượng thời tiết kỳ lạ cực kỳ hiếm gặp, ít nhất là tới thời điểm bây giờ.
Trước đó việc quan sát hố đen “nuốt chửng” những đám khí gas nóng đã đưa ra giả thuyết lý giải về nguyên nhân chúng càng ngày càng trở nên lớn hơn. Thế nhưng việc quan sát những đám mây khí gas lạnh làm các nhà khoa học cần xem xét lại giả thuyết đó.
Theo Nature, tri thức