Hội nghị Bắc Đới Hà, được biết đến như một kỳ nghỉ mật của các lãnh đạo Trung Quốc. Tại đây, rất nhiều quyết sách trọng yếu liên quan đến vận mệnh đất nước này sẽ âm thầm được bàn bạc và thực thi.
Theo suy đoán của giới phân tích bên ngoài, hội nghị Bắc Đới Hà của chính quyền Trung Quốc có lẽ đang được tiến hành, kéo theo đó là những biến đổi to lớn trong thể chế nội bộ liên quan. Có thông tin cho rằng Tập Cận Bình muốn bãi bỏ chế độ Thường ủy Cục Chính trị, thành lập “chế độ tổng thống”, điều này đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ cả trong lẫn ngoài nước.
Giới phân tích cho rằng, Tập Cận Bình khẳng định sẽ thực hiện sự việc này, nhưng không nhất định sẽ thực hiện nó trong hội nghị Bắc Đới Hà. Và thực hành chế độ tổng thống, sẽ mang đến nền dân chủ cho Trung Quốc.
Tuần san Á Châu (Yazhou Zhoukan) kỳ mới nhất tiết lộ rằng, giới quan chức cấp cao của Trung Nam Hải đã đề xuất ý kiến cải cách, muốn nghiên cứu thảo luận về một số điều: Có cần thiết phải tiếp tục thiết lập chế độ Thường ủy Cục Chính trị Trung ương hay không? Có cần phải phá vỡ quy tắc bất thành văn “lo lắng không yên” trong quy phạm của Cục Chính trị hay không? Một số học giả, chuyên gia liên quan đã vì vậy mà triển khai nghiên cứu thảo luận.
Ông Hạ Minh, Giáo sự Chính trị học của Đại học thành phố New York chia sẻ, Tập Cận Bình đang đi trên con đường tiếp cận chế độ tổng thống, tạo nên những thay đổi to lớn đối với thể chế chính trị Trung Quốc.
Từ đầu năm đến nay, nhà lãnh đạo Tập Cận Bình đã liên tục đưa ra những tín hiệu bãi bỏ chế độ Thường ủy, kiến lập chế độ tổng thống. Có nhiều nguồn tin cho biết, Tập Cận Bình có lẽ sẽ có hành động bất ngờ ở ở khóa sau.
Ông Lý Thiên Tiếu, Tiến sĩ Chính trị học của trường Đại học Colombia (Hoa Kỳ) cho rằng, Tập Cận Bình khẳng định sẽ làm sự việc này, nhưng không nhất định là vào thời điểm hiện tại.
Ông Lý Thiên Tiếu phân tích, từ khi Tập Cận Bình nắm quyền cho đến nay, hội nghị Bắc Đới Hà đã suy yếu rất nhiều, mong muốn của Tập Cận Bình là chặn đứt “lão nhân can chính” (những cán bộ lão thành đã nghỉ hưu can dự vào chuyện chính sự), không để cho họ lên tiếng. Đây cũng là nguyên do ông Tập cố ý đưa ra rất nhiều quyết sách quan trọng trước hội nghị lần này.
“Bao gồm quá trình, thời gian, nội dung, điều lệ truy cứu trách nhiệm trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 6 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, một loạt luật mới được đưa ra, còn có phương án chỉnh đốn Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc, v.v…. những điều này đều là những sự tình vô cùng quan trọng. Ông ấy sẽ không giải quyết ở hội nghị Bắc Đới Hà, mà chính là hạ thấp ảnh hưởng của hội nghị Bắc Đới Hà đến mức nó có cũng được không có cũng được, chỉ còn lại tác dụng cực kỳ nhỏ bé”.
Ông Lý Thiên Tiếu cho rằng, Tập Cận Bình chính là không muốn để cho phương thức ban đầu mà phương thức mà Giang Trạch Dân đã sử dụng để kìm hãm Hồ Cẩm Đào lại tái diễn, theo đó bãi bỏ hoàn toàn việc “lão nhân tham dự chính sự”.
“Trong hội nghị Bắc Đới Hà, nếu đem quyết sách quan trọng này, ví như thông qua chế độ Thường ủy hoặc là những thứ khác, đưa ra quyết định trong hội nghị lần này, đó không phải là mâu thuẫn với cách làm nhất quán của ông ấy hay sao?
Vậy nên phán đoán trên điểm này, ông ấy cũng không nhất định sẽ quyết định trong hội nghị Bắc Đới Hà lần này. Ông ấy hiện nay chỉ cần có cơ hội thích hợp, thời điểm thích hợp thì sẽ làm; nếu như thời điểm không thích hợp, hoặc giả cơ hội không tốt, không chín muồi, thì sẽ không làm, là tùy ý mình”.
Ông Lý Thiên Tiếu cho biết, việc phế bỏ chế độ Thưởng ủy trong hội nghị Bắc Đới Hà lần này, kiến lập chế độ tổng thống, hiện nay xem ra vẫn còn chưa thích hợp.
“Bởi vì đây là chuyện cần phải thảo luận trong Cục Chính trị, còn hội nghị Bắc Đới Hà chẳng qua chỉ là một hội nghị thảo luận nghiên cứu, chính là nơi để cho người ta phát ngôn hoặc lắng nghe báo cáo.
Ông ấy cần phải thông báo một chút với mọi người về chuyện mình muốn làm. Ông ấy không phải là muốn kết luận chuyện gì, đưa ra một quyết sách trọng đại trong lần hội nghị này. Vậy nên tôi phán đoán rằng, ông ấy có thể đưa ra hoặc cũng có thể không đưa ra quyết định trong hội nghị này”.
Ông Lý Thiên Tiếu cho rằng, Tập Cận Bình sẽ thực hiện vào lúc nào, sẽ làm trong hội nghị gì, đây chuyện mà bản thân ông ấy (Tập Cận Bình) tự nắm giữ, còn việc thông qua trong hội nghị Bắc Đới Hà lần này là không có khả năng.
Nhân sỹ Lan Thuật bình luận tình hình chính trị đương thời cho rằng, nhìn từ những tín hiệu mà phía chính phủ đưa ra, bãi bỏ chế độ Thường ủy kiến lập chế độ tổng thống chế là có thể, nhưng Tập Cận Bình cuối cùng có thể làm được hay không, chúng ta chỉ có thể chờ xem. Nhưng nguồn tin chế độ tổng thống được đưa ra, ý là có quan hệ đi theo dân chủ, cộng hòa; còn “chủ tịch” thì có quan hệ với Liên Xô trước đây.
“Hàm nghĩa được đưa ra trong đây thật đáng được người ta quan tâm nhận thức kỹ lưỡng. Liên hệ với với thời gian Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn vừa mới lên nắm quyền, Vương Kỳ Sơn đề nghị tất cả mọi người hãy cùng đọc một quyển sách, gọi là ‘Chế độ cũ và Đại cách mạng’, liên hệ trước sau lại với nhau, phải chăng ngụ ý là Trung Quốc vào bước tiếp theo sẽ đối diện với cải cách triệt để về thể chế. Phải chăng có tầng hàm nghĩa này trong đó”, nhân sỹ Lan Thuật cho hay.
Giới quan sát bình luận rằng, chính quyền cộng sản Trung Quốc đã nợ máu chồng chất, tội ác tày trời, Tập Cận Bình chỉ có vứt bỏ thể chế cộng sản một cách triệt để, Trung Quốc mới sẽ có tương lai tươi sáng, còn ông ấy cũng sẽ vì vậy mà để lại tiếng thơm muôn đời trong sử sách.
Theo soundofhope