Ngay cả khi ‘công chúa Huawei’ Mạnh Vãn Châu được phép tự do đi lại, điều đó cũng không nhất định đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ trao trả tự do cho 2 công dân Canada: Michael Kovrig và Michael Spavor, ABC News đưa tin.
Trong phiên tòa xét xử bà Mạnh Vãn Châu – giám đốc tài chính Huawei hôm 27/5, cho dù các thẩm phán Tòa án tối cao British Columbia đưa ra bất kì phán quyết nào thì cũng sẽ tác động đến mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa Canada và Trung Quốc.
Tòa án tối cao British Columbia đã đưa ra phán quyết cáo buộc công chúa Huawei “phạm tội kép” trong vụ án dẫn độ bà Mạnh sang Mỹ. Những tội danh mà bà Mạnh vi phạm ở Hoa Kỳ cũng sẽ là vi phạm ở Canada. Tuy nhiên, Thẩm phán cũng có thể đưa ra phán quyết có lợi cho bà.
Hôm 26/5 vừa qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã đưa ra lời cảnh báo tới Canada trong cuộc họp báo thường nhật.
“Quan điểm của Trung Quốc trong vụ án Mạnh Vãn Châu là nhất quán và rõ ràng. Hoa Kỳ và Canada đã lạm dụng hiệp ước dẫn độ song phương của họ và tự ý áp đặt các biện pháp bắt buộc đối với một công dânTrung Quốc mà không đưa ra lý do nào. Đây hoàn toàn là một sự cố chính trị nghiêm trọng, vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Trung Quốc.”
Được biết, ông Triệu Lập Kiên gần đây đã sử dụng tài khoản Twitter của mình để lan truyền thuyết âm mưu, tuyên bố quân đội Hoa Kỳ đã cố tình phát tán virus corona vào Trung Quốc.
“Phía Canada cần sửa chữa sai lầm của mình ngay lập tức, phóng thích Mạnh Vãn Châu và đảm bảo bà có thể sớm trở về Trung Quốc an toàn để tránh mọi tổn hại tiếp diễn ảnh hưởng đến mối quan hệ Trung Quốc – Canada.”
Sự ‘lạc quan’ trong giới chức đảng
Trong tuần này, Thời báo Hoàn cầu (Global Times), cơ quan ngôn luận tiếng Anh của Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa tin: “Các chuyên gia pháp lý lạc quan cho rằng Bà Mạnh rất có thể sẽ được phóng thích đứng từ góc độ pháp lý thuần túy nếu Canada thực sự có hệ thống tư pháp hoàn toàn độc lập không chịu bất kỳ ảnh hưởng chính trị nào, như họ vẫn luôn tự hào về nó. “
Bà Lynette Ong, giám đốc các chương trình Sáng kiến Trung Quốc tại Trường Munk của Đại học Toronto cho biết các quan chức Trung Quốc dường như thực sự tin rằng cơ sở của vụ án và luật pháp Canada sẽ có lợi cho bà Mạnh.
“Tôi nghĩ họ đang mong đợi một kết quả có lợi. Tôi nghĩ điều đó sẽ được xem như là một quyết định đúng đắn nếu ở Bắc Kinh, và công bằng hơn mà nói thì chính là thỏa hiệp dưới áp lực của Trung Quốc, bởi vì các luật sư của bà Mạnh đã làm rất tốt khi đưa ra những nghi ngờ đối với việc bà Mạnh đã vi phạm luật pháp Canada như Bộ Tư pháp liên bang đã tuyên bố,” bà Ong nói với CBC News.
Mặt khác, bà Lynette Ong cho biết một phán quyết chống lại bà Mạnh chắc chắn sẽ khơi lại các cáo buộc của Trung Quốc, cho rằng các tòa án của Canada không độc lập.
“Nói thế này – không có tòa án nào ở Trung Quốc là độc lập với chính phủ. Do đó, khả năng là tòa án Canada cũng không độc lập, không độc lập với chính phủ Canada và cũng không độc lập với chính phủ Hoa Kỳ”, bà nói.
Nhà học thuật và bất đồng chính kiến lỗi lạc người Trung Quốc – Xiao Qiang có cùng quan điểm trên. “Họ xem mọi thứ là chính trị, thay vì một hệ thống tư pháp độc lập.”
Xiao Qiang là giám đốc của Phòng nghiên cứu Năng lực đối kháng tại UC Berkeley, chuyên nghiên cứu về kiểm duyệt, tin giả và tuyên truyền với trọng tâm là Trung Quốc.
“Nếu kết quả đúng như chính phủ Trung Quốc mong đợi, thì họ sẽ cho rằng áp lực của họ lên Canada đã phát huy tác dụng. Nếu kết quả không như những gì Trung Quốc chờ đợi, thì họ sẽ nhìn nhận rằng chính phủ Canada không chịu đáp ứng những gì mà họ mong muốn.”
Không đảm bảo sẽ có sự nhượng bộ
Phía Trung Quốc có thể lạc quan, nhưng bất kỳ ai hy vọng rằng một quyết định có lợi trong vụ kiện bà Mạnh sẽ khiến Trung Quốc nhanh chóng thả tự do cho 2 công dân Canada (Michael Kovrig và Michael Spavor), thì chắc chắn họ sẽ không nhận được dấu hiệu khả quan như mong đợi, giống như trong tuyên bố của ông Triệu Lập Kiên hôm 26/5.
“Họ đã tham gia vào các hoạt động gây gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia của Trung Quốc. Theo luật, các cơ quan tư pháp của Trung Quốc đã giải quyết các vụ việc một cách độc lập và đảm bảo các quyền hợp pháp của họ. Trung Quốc kêu gọi phía Canada tôn trọng tinh thần Pháp quyền và chủ quyền tư pháp của Trung Quốc và ngừng đưa ra những nhận xét vô trách nhiệm,” ông Triệu nói trong tuyên bố hôm 26/5.
Các quan chức Trung Quốc đã kiên quyết từ chối thừa nhận các ý kiến cho rằng Kovrig và Spavor thực chất là con tin dùng để trao đổi với vụ án của công chúa Huawei. Đại diện của Bắc Kinh – bao gồm vị Đại sứ tại Canada Cong Peiwu – cũng đã từ chối thảo luận về sự khác biệt lớn trong cách đối đãi mà bà Mạnh và hai công dân Canada nhận được.
Được biết, 2 công dân Kovrig và Spavor đang bị biệt giam ở Trung Quốc và không được tiếp cận với luật sư hoặc bất kỳ người thân nào. Trong khi đó, bà Mạnh đã tận dụng các điều kiện bảo lãnh khoan hồng của mình để tổ chức một buổi chụp ảnh kỷ niệm bên ngoài Tòa án Tối cao B.C vào ngày 27/5.
“Có qua có lại” … hay là không gì cả?
Bắc Kinh khẳng định, hai công dân Canada bị bắt giữ ở Trung Quốc là đúng luật bởi vì họ vì đã vi phạm an ninh quốc gia Trung Quốc. Bắc Kinh liên tục phủ nhận việc giam giữ 2 công dân Canada là để trả đũa cho vụ việc của bà Mạnh.
Một số quốc gia như: Hoa Kỳ, Đức và Úc… đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc về vụ việc này.
Ông Xiao Qiang cho biết Bắc Kinh khó lòng phóng thích ngay cho 2 công dân Kovrig và Spavorg sau khi bà Mạnh được trả tự do, thậm chí còn không chịu thừa nhận rằng hai công dân Canada này chỉ là những lợi điểm để mặc cả thương lượng.
“Vì lý do đó, Trung Quốc có thể không phóng thích họ.”
Trung Quốc có thể sẽ muốn một cái gì đó như “khoảng lặng đoan chính” của Richard Nixon, chờ đoạn thời gian này qua đi trước khi thực hiện “giao dịch trần trụi” trao trả tù nhân.
Bà Lynette Ong cho biết Trung Quốc sẽ tiến hành các động thái tiếp theo dựa trên phán quyết hôm 27/5.
“Nếu bà Mạnh được trả tự do, hai người Michaels cần được thả ra, họ cần đảm bảo rằng cuộc thương lượng đã được hoàn tất”, bà nói.
“Tôi không biết chính quyền Ottawa đang làm gì, nhưng họ nên nói chuyện với bên Bắc Kinh để thảo luận các kịch bản khác nhau của vụ án này và những hệ lụy cho số phận của hai người Michaels. Tôi hy vọng họ đang làm điều đó.”
CBC News đặt nghi vấn trên cho Bộ các Vấn đề Toàn cầu Canada (Global Affairs Canada). Phát ngôn viên Adam Austen trả lời: “Mặc dù chúng tôi không thể bình luận gì trước phiên tòa, nhưng chúng tôi đang theo sát vụ kiện dẫn độ của bà Mạnh Vãn Châu.”
“Khi nói đến Trung Quốc, ưu tiên hàng đầu của chúng tôi vẫn là đảm bảo việc phóng thích Michael Kovrig và Michael Spavor và kêu gọi khoan hồng cho người Canada đối mặt với án tử hình ở Trung Quốc, bao gồm cả Robert Schellenberg. Chúng tôi sẽ tiếp tục bào chữa cho họ.”
Đại dịch chính trị
Chính phủ độc tài Trung Quốc gần đây đã hành động như một tổ chức có thể thấy được thời điểm then chốt của lịch sử thế giới. Họ đã nhìn thấy cả hiểm họa và cơ hội trong đại dịch COVID-19 và đã hành động trước một bước (thể hiện qua việc thu gom, đầu cơ và phân phối các thiết bị y tế PPE trên khắp thế giới) và sau đó thâu tóm lợi thế. Ngoài ra, Bắc Kinh đã thông qua luật An ninh Quốc gia mới đối với Hồng Kông. Nhiều người cho rằng đó là nỗ lực của Trung Quốc nhằm đè bẹp quyền tự trị và dân chủ của Hồng Kông.
Tuy nhiên, ĐCSTQ chưa bao giờ rời mắt khỏi vụ án của bà Mạnh.
Gần đây, Bắc Kinh đã có một nỗ lực khiêm tốn trong việc hàn gắn rào cản với Canada biến dịch bệnh COVID-19 thành một trong những sự kiện hợp tác quốc tế.
“Trung Quốc và Canada đã hợp tác trong cuộc chiến ứng phó dịch bệnh và cũng đang hợp tác phát triển các loại thuốc và vắc-xin phòng trị COVID-19 … Vào tháng 2, khi Trung Quốc bị virus gây ảnh hưởng nặng nề, chính phủ của Thủ tướng Trudeau đã cung cấp 16 tấn vật tư y tế phòng chống virus cho Trung Quốc. Sau đó vào tháng 3, Ngân hàng Trung Quốc đã đáp trả lại sự ủng hộ này,” tờ Thời báo Hoàn cầu đưa tin hôm 26/3
“Hơn nữa, Canada đã giữ một thái độ chừng mực khi Hoa Kỳ buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm cho đại dịch COVID-19”.
Sự đối đầu trong nội bộ Mỹ ngày càng tăng
Tuy nhiên, phán quyết hôm 27/5 của Canada đã rơi vào thời điểm Trung Quốc phải hứng chịu áp lực ngày càng tăng trên trường quốc tế.
Ở Mỹ, Tổng thống Donald Trump và đối thủ Dân chủ Joe Biden đang cố gắng vượt qua nhau trong cách tiếp cận cứng rắn đối với Trung Quốc, trong đó ông Trump cáo buộc ông Biden đã trao ra cho Trung Quốc “mọi thứ họ muốn, bao gồm cả sự gian lận trong các thỏa thuận thương mại.”
Đáp lại, ông Biden cáo buộc ông Trump đã nhắm mắt làm ngơ trước những lạm dụng quyền lợi và vi phạm các thỏa thuận quá khứ của Trung Quốc.
“Không có gì ngạc nhiên khi chính quyền Trung Quốc tin rằng họ có thể vi phạm các cam kết của mình mà không phải bị trừng phạt. Những phản ứng của chính quyền là quá yếu ớt, quá muộn màng – và Donald Trump rõ ràng đã không lên tiếng gì nhiều”, ông Biden nói trong một tuyên bố.
Cố vấn an ninh quốc gia của Hoa Kỳ Robert O’Brien, tiếp tục cáo buộc Trung Quốc duy trì “che giấu đại dịch COVID-19” như phiên bản che đậy thảm họa Chernobyl. Chúng tôi muốn có mối quan hệ tốt với Trung Quốc và với người dân Trung Quốc, nhưng thật không may, chúng tôi khó thực hiện được điều này sau hàng loạt các động thái nối tiếp nhau của Đảng Cộng sản Trung Quốc”, ông phát biểu trên chương trình Meet the Press của NBC.
Các chỉ trích tiếp tục gia tăng
Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, công ty Huawei của Mạnh Vãn Châu (và Trung Quốc) đã phải chịu một thất bại lớn trong tuần này khi Thủ tướng Boris Johnson đảo ngược quyết định cho phép công ty Trung Quốc tham gia xây dựng hệ thống 5G ở nước này trước đó.
Có tới 50 thành viên trong chính đảng của ông đã phản đối đề xuất của chính phủ cho phép Huawei tham gia với thị phần 35% trong hệ thống mạng 5G. Ông Johnson hiện cho biết, cổ phần của Huawei sẽ giảm xuống 0% vào năm 2023.
Sự vực dậy của Nghị viện Anh và phản ứng của chính phủ nước đã phản ánh thái độ không mấy hảo cảm đối với Trung Quốc bởi những nỗ lực của Đảng Cộng là muốn lợi dụng đại dịch để đạt được những lợi ích chiến lược và kinh tế của mình.
Hoa Kỳ đã cấm Huawei cung cấp mạng 5G trên đất Mỹ, đồng thời ban hành quy định đối với sản phẩm trực tiếp từ nước ngoài của Bộ Thương mại. “Chúng tôi sẽ không tha thứ cho những nỗ lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm phá hoại quyền riêng tư của công dân hoặc sự toàn vẹn mạng lưới kết nối trên toàn thế giới của các thế hệ tương lai. Huawei là nhà cung cấp không đáng tin cậy và là công cụ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, luôn nghe theo các chỉ thị của Đảng,” ông Pompeo nói.
Người sáng lập của Huawei Nhậm Chính Phi – cha của bà Mạnh Vãn Châu đã phủ nhận cáo buộc này.
Người Canada ngán ngẩm với Trung Quốc và Huawei
Thái độ của công chúng ở Canada đối với Trung Quốc đã xấu đi đáng kể, đặc biệt là trong mùa virus Corona.
Đại học British Columbia đã theo dõi sự tụt giảm cảm xúc tích cực của Canada đối với đối với Trung Quốc trong hai năm qua.
Đại dịch COVID-19 đã đẩy vị thế của Trung Quốc ở Canada xuống thấp hơn nữa. Theo một cuộc thăm dò gần đây của Viện Angus Reid, chỉ 14% người Canada có ấn tượng tốt về Trung Quốc – và 85% tin rằng Bắc Kinh đã không trung thực về đại dịch.
Các sự kiện gần đây cũng đã ảnh hưởng đến cách người Canada cảm nhận về Huawei. Ngay cả trước khi xảy ra đại dịch, ⅔ người được thăm dò ý kiến cho biết họ muốn công ty Huawei bị cấm cửa khỏi hệ thống 5G của Canada. Sau khi đại dịch bùng phát, cuộc thăm dò của Angus Reid cho thấy sự phản đối đã tăng lên hơn ⅘ .
Bà Lynette Ong cho biết nếu Trung Quốc giành chiến thắng trong cuộc chiến dẫn độ của bà Mạnh, thì điều đó chỉ để thấy rằng họ đã thua trong cuộc chiến lớn hơn đối với dư luận thế giới – và đang đánh mất thị phần của công ty chủ chốt của mình.
“Tôi cho rằng sẽ có một vết sẹo lớn. Tôi nghĩ xã hội Canada sẽ ghi nhớ sự kiện này”, cô nói.
“Trong xã hội Canada, đã có nhiều làn sóng phản đối Trung Quốc trong một năm rưỡi qua, và thậm chí còn gay gắt hơn trong đại dịch này. Và tôi thực sự không nghĩ rằng mối quan hệ này sẽ có thể hàn gắn lại sớm, ngay cả khi hai công dân Michaels được thả ra.
“Nhưng nếu bà Mạnh được trả tự do và hai Michaels không được thả ra … tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra nữa. Đó sẽ là một vụ náo động lớn.”
(Theo CBC New)