Theo dữ liệu từ Trung tâm huyết học và cấy ghép NHS (NHSBT), Pakistan là một trong những “điểm đến số 1” của những bệnh nhân đang có nhu cầu cấy ghép thận ở nước ngoài.
Cảnh sát phá đường dây buôn bán tạng trái phép
Mới đây, cảnh sát Pakistan đã giải cứu 24 nạn nhân thoát khỏi băng đảng buôn bán nội tạng trái phép.
“Chúng tôi sẽ lấy thận của anh và anh sẽ nhận lại 300.000 rupees [56 triệu đồng]”.
Sadi Ahmed bị một băng đảng buôn bán nội tạng bắt giữ làm con tin trong 3 tháng. Vào tháng 10 năm ngoái, anh là trong 24 nạn nhân được cảnh sát tại Rawalpindi, Pakistan giải cứu.
Những nạn nhân đã bị giam cầm trong một tòa nhà ở khu ngoại ô giàu có, bị bắt ngồi chờ để lấy thận.
Cảnh sát cho biết các nạn nhân bị dụ tới Rawalpindi với hy vọng tìm được việc làm.
Thậm chí họ còn bị lừa tới Trung tâm Thận để xét nghiệm, lấy cớ là hoàn tất giấy tờ việc làm. Trên thực tế, nhóm băng đảng đã dựng chuyện để che dấu sự thật. Một số trường hợp nạn nhân đã bị giam giữ trong nhiều tháng.
Anh Ahmed kể lại, anh bị đưa đến một tòa nhà, bị tước mất điện thoại và anh sớm nhận ra mình không có việc làm.
“Có khoảng 20 – 25 người ngồi ở đó. Tất cả đều im lặng và im lặng ngồi”.
“Khoảng 10 phút sau, quản lý đến và nói với tôi, tôi đủ tiêu chuẩn trong một xét nghiệm”.
Tôi hỏi lại: “Ông đang kiểm tra điều gì ở tôi? Và ông định giới thiệu công việc gì cho tôi?”
Những kẻ buôn muốn kiểm tra thận của anh ấy, họ nói với anh ấy rằng, anh sẽ được nhận 2.300 Euro nếu cung cấp nội tạng.
Anh Ahmed kể lại, anh đã “bị đánh đập, bị nhốt trong nhà và không được phép đi ra ngoài”.
“Họ dọa rằng nếu để cảnh sát phát hiện chúng tôi sẽ bị giết”. Khi cảnh sát đến đột kích tòa nhà, anh Ahmed đã được cứu kịp thời.
Mặc dù giờ đây anh cảm thấy rất may mắn khi được trả tự do, nhưng trong quãng thời gian anh bị bắt, vợ và con anh đã phải sống rất vất vả và lo thu trả các khoản nợ.
Anh nói: “Tôi từng có một khoản tiền tiết kiệm được, nhưng đã phải dùng để trả nợ và giờ đây chúng tôi còn bị mất cả nhà…”
Cảnh sát viên Yasir Mehmood cho biết khi anh và đồng nghiệp tìm thấy các nạn nhân đằng sau một lưới sắt, “họ rất yếu và buồn”.
3 trong số nhiều tên tội phạm thuộc băng đản này đang bị giam giữ chờ ngày xé xử. Những người này phủ nhận tất cả các hành động tham gia vào đường dây buôn bán và cấy ghép tạng bất hợp pháp.
Du lịch ghép tạng
Bác sĩ Mirza Zafar, Tổng thư ký Hội ghép gan Pakistan cho biết, bất chấp lệnh cấm cấy ghép nội tạng mang mục đích thương mại năm 2010, trong những năm gần đây tình trạng mua bán mang lợi ích thương mại vẫn thường xảy ra hàng tháng.
Ông cho biết thêm có rất nhiều du khách nước ngoài du lịch đến Pakistan để thực hiện những ca ghép tạng.
Vấn đề này bị thúc đẩy do sự thiếu hụt nội tạng toàn cầu, cho phép buôn bán để lấp đầy khoảng cách giữa cung và cầu.
Bác sĩ Naqi Zafar cho biết, tại chợ đen giá thị trường mua tạng nằm trong khoảng từ 50.000 – 60.000 USD (tương đương 1,2 – 1,4 tỷ đồng).
Hậu quả của ghép tạng lậu
Bác sĩ Naqi Zafar là thành viên của một mạng lưới thu thập thông tin y khoa thế giới nhằm ngăn chặn tình trạng buôn bán nội tạng trái phép.
Họ đã nhận được email từ Vương quốc Anh, Kuwait, Ả Rập Saudi, Úc và Canada, báo cáo về tình trạng nhiều người Pakistan đi cấy ghép tại Trung tâm Thận và trở về nhà với các biến chứng.
Ông nói, có rất nhiều việc phải thực hiện, cần kêu gọi một hệ thống điều tra và tình báo chuyên nghiệp, những nước liên quan cần làm tốt hơn nữa.
Ông nói: “Chúng ta cần nói chuyện với các quốc gia có bệnh nhân có nhu cầu [cấy ghép tạng], nhờ họ giúp đỡ ngăn chặn tình trạng này”.
Nước Anh đã đăng kí với Hội đồng Công ước châu Âu chống buôn bán nội tạng người, và bộ Y tế đã thông báo hệ thống ngăn chặn nạn buôn bán nội tạng đặt trụ sở tại Anh.
Tuy nhiên, các bác sĩ NHS (National Heath Service) – sở Y tế Quốc dân Anh đã nói rằng họ chứng kiến rất nhiều bệnh nhân tuyệt vọng đến nước ngoài mua thận. Dữ liệu từ Trung tâm Huyết học và cấy ghép NHS (NHSBT) cho biết, Pakistan là một trong những điểm đến số 1 của các bệnh nhân đang có nhu cầu cấy ghép thận ở nước ngoài.
Theo số liệu từ năm 2000 đến nay, khoảng 400 người cần được theo dõi điều trị tại Anh sau khi cấy ghép ở nước ngoài, con số này chưa được thống kê đầy đủ và cũng không bao gồm những bệnh nhân chưa quay trở lại nước và những bệnh nhân không vượt qua ca phẫu thuật.
Vassilios Papalois, giáo sư phẫu thuật cấy ghép thuộc trường Đại học London cho biết, ông đã gặp rất nhiều bệnh nhân cần điều trị sau khi phẫu thuật cấy ghép ở nước ngoài.
Trường hợp một bệnh nhân chỉ mới hai mấy tuổi đã cùng vợ và con trai mượn tiền để chi trả cho việc cấy ghép tại Pakistan.
Ca ghép thận không thành công, thận được ghép không phù hợp nên buộc phải mổ lấy ra.
Kết quả anh đã bị nhiễm trùng máu nghiêm trọng và bị điếc do sử dụng liều lớn kháng sinh không đúng.
Anh ấy được đưa lên máy bay và quay trở về Heathrow, Anh khi hết tiền chữa trị.
Ông cho biết thêm, “bệnh viện điều trị không thành công dẫn đến nhiễm trùng máu, đơn giản chỉ vì anh ta không đủ tiền để chi trả”.
Trước những nỗ lực cứu người của các bác sĩ Anh, nhưng bệnh nhân vẫn chết vài ngày sau đó.
Có ¼ số bệnh nhân đến từ các nhóm dân tộc thiểu số và người da đen nằm trong danh sách chờ ghép thận, trung bình họ phải đợi lâu hơn những bệnh nhân da trắng người Anh 6 tháng.
Trong giai đoạn năm “2010 – 2011, có khoảng 500 người da đen và châu Á được cấy ghép, năm ngoái đã tăng tới 792, đây là một sự gia tăng lớn trong khoảng thời gian này”, bà nói.
Theo BBC