Hình ảnh ngoạn mục trên là một hình ảnh logarithmic của toàn bộ vũ trụ hiện có thể biết đến, hình ảnh được nhạc sĩ và nghệ sĩ Pablo Carlos Budassi tạo ra và tải lên Wikipedia Commons vào năm 2013.
Bản đồ logarithmic là bản đồ có hệ trục tọa độ tăng độ lớn theo cấp số 10. Hãy hình dung một cây thước, nhưng được chia nhãn là 0.001, 0.01, 0.1, 1, 10, 100, 1000 và nhiều hơn tại mỗi inch (Chú thích: tức là với hình ảnh trên, hệ Mặt trời trông rộng lớn hơn vì nó được vẽ ở trung tâm với tỷ lệ thu nhỏ thấp, càng từ trung tâm đi ra thì tỷ lệ thu nhỏ dần tăng lên nên thiên hà trông nhỏ). Vì vậy, nó là một công cụ tuyệt vời cho việc mô phỏng lại vũ trụ, một thứ vô cùng rộng lớn. Budassi sử dụng những bản đồ logarithmic vẽ vũ trụ của những nhà nghiên cứu tại Đại học Princton và kết hợp chúng lại với nhau.
Đối với hình ảnh này, thông tin mô tả hình ảnh trên Wikipedia cho biết: “Quan niệm tỷ lệ logarithmic của nghệ sĩ về việc quan sát vũ trụ là Hệ mặt trời ở trung tâm, những hành tinh bên trong và bên ngoài, vành đai Kuiper, đám mây Oort, hệ thống sao đôi Alpha Centauri, thiên hà xoắn ốc Perseus Arm, hệ Ngân Hà, chòm sao tiên nữ, những thiên hà lân cận, mạng lưới vũ trụ, bức xạ vi sóng vũ trụ và plasma vô hình của vụ nổ Big Bang trên các cạnh“.
Vậy nguồn cảm hứng cho việc tạo ra thứ này đến từ đâu?
Budassi đã nói với tờ Tech Insider rằng: “Khi tôi đang vẽ những hình lục giác làm quà lưu niệm cho sinh nhật những đứa con trai, tôi đã bắt đầu vẽ điểm trung tâm của vũ trụ và hệ năng lượng mặt trời“, theo một email. “Ngày hôm đó ý tưởng về tỷ lệ logarithmic đã đến và ngày hôm sau tôi đã có thể dùng photoshop để kết hợp chúng sử dụng những bức ảnh từ NASA và một số kết cấu do chính tôi tạo ra“.
Cuối cùng, hãy nhớ rằng đây là một hình ảnh quan sát vũ trụ và hệ Mặt trời của chúng ta ở trung tâm vì chúng ta đang nhìn mọi vật ở điểm nhìn thuận lợi cho chúng ta.
Thanh Phong dịch từ Epoch Times