Trong Hội nghị Chính trị Pháp Luật mới đây, ông Tập Cận Bình đã không đến tham dự. Ngoại giới cho rằng, đây là dấu hiệu cho thấy Tập Cận Bình không thèm để mắt đến ông Quách Thanh Côn, Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương ĐCSTQ.
Ngày 22/01, trang mạng Trung Quốc Cai Xin đưa tin cho biết, ĐCSTQ đã tổ chức Hội nghị Chính trị Pháp Luật tại Bắc Kinh. Trong hội nghị, Ủy viên Bộ chính trị – Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Quách Thanh Côn truyền đạt lại lời nhắn nhủ của ông Tập Cận Bình.
Qua hình ảnh trên Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc có thể thấy, ông Tập Cận Bình không tham dự Hội nghị Chính trị Pháp Luật lần này. Việc ông Tập Cận Bình vắng mặt trong một hội nghị quan trong như thế này, có thể nói là một điều bất thường.
Ông Quách Thanh Côn năm nay 64 tuổi, từng làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Tây 5 năm, đến tháng 12/2012 đảm nhận chức Bộ trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Bộ Công an, sau đó trở thành Ủy viên Bộ chính trị vào ngày 25/10/2017, cũng trong tháng 10/2017 ông Quách Thanh Côn đã tiếp nhận chức Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật thay ông Mạnh Kiến Trụ.
Ông Quách Thanh Côn được cho là quân cờ quan trọng mà Tăng Khánh Hồng bố trí bên cạnh Tập Cận Bình. Có thông tin cho biết, việc Quách Thanh Côn thay thế ông Mạnh Kiến Trụ đảm nhận chức Bộ trưởng Bộ Công an, đều là do ông Tăng Khánh Hồng ở đằng sau dàn xếp.
Ủy ban Chính trị Pháp luật là cơ quan giám sát Công an – Kiểm sát – Tư pháp của ĐCSTQ, được thành lập vào năm 1980. Đến năm 1988, ĐCSTQ tiến hành cải tổ, Ủy ban Chính trị Pháp luật bị xóa bỏ. Tuy nhiên sau sự kiện “thảm sát Thiên An Môn” ngày 04/06/1989, Ủy ban Chính trị Pháp luật được khôi phục. Năm 1999, sau khi cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân phát động đàn áp Pháp Luân Công, Ủy ban Chính trị Pháp luật đã cùng phòng 610 do ĐCSTQ thành lập tiến hành thực hiện các biện pháp bức hại Pháp Luân Công. Từ đó, Ủy Ban Chính trị Pháp luật nằm dưới quyền chỉ đạo của những nhân vật chủ chốt của phe Giang như La Cán, Chu Vĩnh Khang, Mạnh Kiến Trụ, ông Quách Thanh Côn hiên tại cũng được cho là người của phe Giang.
Năm ngoái, trong ngày khai mạc Đại hội 19, ông Tập Cận Bình trong báo cáo công tác của mình đã đề cập đến việc thành lập “Tiểu tổ trị quốc theo pháp luật toàn diện Trung ương”, để tăng cường cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền. Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh, muốn đẩy mạnh cải cách tư pháp, để xây dựng “hiến pháp pháp luật chí thượng, người người bình đằng trước pháp luật”, v.v.
Lúc ấy, nhà quan sát chính trị Đường Tĩnh Viễn bình luận rằng, trong suốt những năm vừa qua Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương đã thao túng hệ thống Công an, Kiểm sát và Tòa án, biến toàn bộ hệ thống tư pháp thành các nhóm lợi ích mưu quyền mưu lợi. Vì thế ngôn luận của ông Tập Cận Bình rất có thể là nhắm vào Ủy ban Chính trị Pháp luật.
Hiện tại, ông Tập Cận Bình đã thành lập “Tiểu tổ trị quốc theo phạp luật”, trên thực tế là sử dụng “Tiểu tổ” này để kiểm soát hệ thống tư pháp, tước quyền của Ủy ban Chính trị Pháp luật.
Lê Hiếu