Tinh Hoa

Ông Tập Cận Bình cảnh báo hệ thống Chính Pháp: “Trên đầu 3 thước có thần linh”

Trong một video nhìn lại chặng đường cải cách của ông Tập Cận Bình, có đoạn ông Tập cảnh báo các quan chức trong hệ thống Chính trị Pháp luật: “Trên đầu ba thước có thần linh”, câu nói này khiến ngoại giới đặc biệt quan tâm và đưa ra nhiều luận giải khác nhau.

Câu nói: “Trên đầu ba thước có thần linh” của ông Tập Cận Bình khiến ngoại giới đặc biệt quan tâm. (Ảnh: Soha)

Gần đây, chuỗi video được thực hiện bởi chính phủ Trung Quốc với chuyên đề “tiến hành cải cách đến cùng” được phát hành trên CCTV. Trong tập thứ 4 với nội dung “giữ gìn xã hội công bằng chính nghĩa”, đã nhìn lại chặng đường cải cách tình trạng tư pháp hủ bại của ông Tập Cận Bình kể từ khi nhậm chức, trong đó của dẫn thuật lại những đề xuất của ông Tập như: “Đối với tư pháp hủ bại, không thể khoan nhượng tha thứ, kiên định thanh trừ con sâu làm rầu nồi canh” v.v.

Đặc biệt có một đoạn sử dụng hình thức phụ đề, trích một đoạn phát biểu của ông Tập Cận Bình trong hội nghị Công tác Chính trị Pháp luật do chính ông Tập chủ trì diễn ra vào ngày 07/01/2014 như sau:

“Trên thực tế những người chấp hành mà sai phạm, thì họ cũng có một sổ nợ, những sai phạm của họ được ghi ở trong đó. Khi họ xảy ra chuyện, sổ nợ này sẽ được lấy ra. Đừng thấy mình hôm nay có thể huyên náo huênh hoang mà tươi cười, cẩn thận sau này sẽ bị lôi ra thanh toán, đây đều là ứng nghiệm. Không nên làm những chuyện này. Trên đầu ba thước có thần linh, nhất định phải kính nể”.

Đoạn phát biểu này của ông Tập Cận Bình đã thu hút sự quan tâm của ngoại giới. Câu nói “trên đầu ba thước có thần linh” là đến từ Phật giáo, khuyên bảo chúng sinh không thể ngông cuồng làm việc ác, chủ yếu là nói: Cho dù lúc đó không có ai biết, thì cũng có thần linh chứng kiến tất cả, con người chỉ cần làm việc xấu, thì sớm muộn gì cũng gặp quả báo.

Có kênh truyền thông nước ngoài đã phân tích chỉ ra rằng, câu nói “trên đầu ba thước có thần linh” của ông Tập Cận Bình chính là cảnh báo các quan chức cấp cao trong hệ thống Chính trị Pháp luật, không được có suy nghĩ tham nhũng, làm việc phi pháp mà vẫn có thể an toàn. Ở góc độ khác cũng cho thấy ông Tập có cái nhìn đồng thuận với quan điểm của Phật giáo.

Cũng có người cho rằng, Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát rất chặt chẽ dư luận, việc ngôn luận “hữu thần luận” của ông Tập Cận Bình được chính thức công khai trên truyền thông, nhất định ở bên trong phải có ý vị sâu xa.

Theo tin tức công khai, vào ngày 18/01 năm nay, cựu Phó Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Hoa Quốc Dân – ông Lâm Trung Bân khi tiếp nhận phỏng vấn của Đài Á Châu Tự Do từng cho biết, ông Tập Cận Bình và hàng ngũ của mình trong những năm gần đây “nhấn mạnh vào việc phát triển văn hóa truyền thống và giá trị tinh thần tâm linh”, điều này khiến ông hy vọng về sự hòa bình thống nhất giữa Đài Loan và Trung Quốc.

Ông Lâm Trung Bân nói: “Gia đình ông Tập Cận Bình đều là những tín đồ Phật giáo, và điều quan trọng nhất là, ông Tập Cận Bình rất rõ ràng rằng nếu mất quyền lực trong Đại hội 19, thì tất cả sẽ khôi phục lại nguyên trạng, chiến dịch phòng chống tham nhũng sẽ như nước chảy về biển. Ông Tập đã có tính toán của riêng mình”.

Ngoài ra, theo một bài viết của tờ The New York Times vào tháng 07/2015, thì Đức Đạt Lai Lạt Ma từng ca ngợi chiến dịch phòng chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình, ông nói cha mẹ ông Tập Cận Bình là những “tín đồ Phật giáo vô cùng thành kính”, và ông Tập Cận Bình cũng có những nhìn nhận tích cực về Phật Giáo.

Tờ New York Times cũng từng đăng bài cho biết, ông Tập Cận Bình là một người thuộc chủ nghĩa thực dụng, nhưng trong nội tâm của thực sự tôn trọng Phật giáo, Đạo giáo và những tôn giáo truyền thống khác của Trung Quốc. Trước đây có một thời gian ông Tập thường xuyên đến chùa Lâm Tế.

Cũng có nhân sĩ quan sát ở nước ngoài chỉ ra, đối với câu nói “trên đầu ba thước có thần linh” của ông Tập Cận Bình, không nên luận giải quá sâu xa, quan niệm này trên thực tế từ sớm đã ăn sâu trong văn hóa truyền thống của Trung Hoa, được truyền từ đời này qua đời khác. Ông Tập mượn câu nói này, như một cách nói để răn đe các quan chức trong hệ thống Chính trị Pháp luật, với dụng ý chấn nhiếp những quan viên làm trái phát luật mà không kiêng nể gì, đánh một tiếng chuông cảnh tỉnh cho họ.

Thực tế thì, từ khi ông Tập Cận Bình nhậm chức đã liên tục chỉnh đốn hệ thống Chính trị Phát luật, từ sau vụ bắt giữ cựu “Sa hoàng Chính trị Pháp luật” – Chu Vĩnh Khang, toàn bộ hệ thống Chính trị Pháp luật từ trên xuống dưới lần lượt đang tiến hành đại thanh tẩy, thay máu trên quy mô lớn, rất nhiều những quan chức ăn hối lộ, làm trái phát luật đã ngã ngựa.

Sau Đại hội 18, các quan viên cấp tỉnh bộ trở lên khi ngã ngựa còn đang làm việc trong hệ thống Chính trị Pháp luật, bao gồm: cựu Thường ủy Tỉnh ủy Hà Bắc kiêm Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Hà Bắc – Trương Việt, cựu Thứ trưởng Bộ Công an – Lý Đông Sinh, cựu Phó Viện trưởng Pháp viện tối cao – Hề Hiểu Minh, cựu Phó Bộ trưởng Bộ An ninh quốc gia – Mã Kiện, cựu Phó Chủ tịch Hội Hiệp thương Chính trị Thiên Tân kiêm Giám đốc Công an Thiên Tân – Võ Trường Thuận, cựu Thường ủy Tỉnh ủy Liêu Ninh kiêm  Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật – Tô Hồng Trương, v.v.

Các quan chức cấp tỉnh trở lên khi ngã ngựa đã thôi làm việc trong hệ thống Chính trị Pháp luật, chuyển nhiệm sang cương vị hoặc đã nghỉ hưu bao gồm: cựu Thường ủy Bộ Chính trị kiêm Bí thư Ủy bạn Chính trị Pháp luật Trung ương – Chu Vĩnh Khang, cựu Bí thư Tỉnh ủy Hà Bắc – Chu Bản Thuận, cựu Chủ tịch Hội Hiệp thương Chính trị Quảng Đông – Chu Minh Quốc, cựu Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam – Tần Ngọc Hải, cựu Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân Tây Tạng – Lạc Đại Khắc, cựu Phó Chủ tịch Hội Hiệp thương Chính trị Nội Mông Cổ – Triệu Lê Bình, v.v.

Những quan chức cao trong hệ thống Chính trị Pháp luật gần đây ngã ngựa bị điều tra bao gồm: Cục trưởng tổng cục Giám sát an toàn – Dương Hoán Ninh; cựu Giám đốc Công an Trùng Khánh – Hà Đỉnh; nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp – Ngô Ái Anh thì đã bị khai trừ ra khỏi đảng.

Lê Hiếu biên dịch