Đa số dư luận phân tích cho rằng, nguyên nhân chủ yếu khiến ông Tập Cận Bình cải cách quân đội ngoài việc giúp tăng sức mạnh quân sự còn là để thanh trừng phe phái cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, đề phòng chính biến.
Mới đây, nhiều kênh truyền thông đã tiết lộ một văn kiện nội bộ của quân đội Trung Quốc về ý đồ thực sự của việc cải cách quân đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tuy nhiên, tính chân thực của văn kiện nội bộ này cũng khó mà phân biệt cho rõ. Trước đó, đa số dư luận phân tích cho rằng, nguyên nhân chủ yếu khiến ông Tập Cận Bình cải cách quân đội ngoài việc giúp quân đội mạnh hơn, còn có một nguyên nhân quan trọng nữa là tiến thêm một bước nữa để thanh trừng thế lực phe phái cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, nắm giữ quân đội để đề phòng chính biến quân sự.
Theo Daily Express (Anh) đưa tin, tháng Hai vừa qua, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã phát đi một văn kiện nội bộ, mục đích là truyền đạt tư tưởng cường quân của ông Tập Cận Bình, mở đầu văn kiện đã chỉ rõ, quân đội phải giữ sự nhất trí với hạt nhân Tập Cận Bình và phục tùng tư tưởng Tập Cận Bình.
Bản tin cho rằng, văn kiện nội bộ này cho thấy ý đồ của việc cải cách quân đội của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tức là Bắc Kinh hy vọng muốn tăng thêm sức ảnh hưởng của quân đội ra bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, khiến quân đội Trung Quốc có năng lực kiểm soát các nguy cơ, ngăn chặn chiến tranh, đánh thắng chiến tranh, quân lực vượt qua nước Mỹ.
Văn kiện còn dự tính, nếu tiếp tục cải cách quân đội, mối quan hệ với những nước lân cận trong đó có Nhật Bản với đồng bào Trung Quốc sẽ càng căng thẳng hơn trong vấn đề biển Đông và biển Hoa Đông; đồng thời cũng làm căng thẳng thêm mối quan hệ với Mỹ. Tuy nhiên quân lực tăng cường sẽ khiến Trung Quốc kiểm soát các nguy cơ, ngăn chặn chiến tranh, đánh thắng chiến tranh, sẽ bảo vệ Trung Quốc mở rộng lợi ích chiến lượng trên mọi phương diện.
Văn kiện này đã khiến giới quan sát có nhiều đồn đoán về ý đồ tăng sức mạnh cho quân đội của Trung Quốc.
Tạp chí Newsweek (Mỹ) cho biết, văn kiện này nói “thực lực quân sự lớn mạnh là điều vô cùng quan trọng đối đối với việc một nước chuyển biến thành một cường quốc”, còn nói đến sự phát triển của Mỹ, Nga và Nhật Bản để chứng minh cho quan điểm này. Một quân đội lớn mạnh, cũng là thoát khỏi loại nhận thức cho rằng cuộc chiến giữa nước lớn trỗi dậy và nước giữ bá quyền, là không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, từ những năm 70 của thế kỷ 20, sau khi kết thúc chiến tranh Trung – Việt, về cơ bản quân đội Trung Quốc chưa từng tham gia cuộc chiến tranh quy mô lớn nào. Sự chênh lệch giữa ý đồ và thực tế trong việc làm mạnh quân đội Trung Quốc dường như vẫn còn xa vời.
Báo quân đội Trung Quốc hôm 2/7 có đăng một bài bình luận chỉ ra, quân đội mấy chục năm không tham chiến, “bệnh hòa bình” đã thâm nhập đến mọi phương diện, khi thực sự chiến đấu sẽ phải trả một cái giá cực đắt.
“Bệnh hòa bình” được báo quân đội Trung Quốc nói đến là những căn bệnh như hủ bại, xa xỉ dâm dật trong quân đội được nhiều người nói đến.
Nhật báo Apple (Hồng Kông) từng có bài phân tích cho rằng, sự tham ô, hủ bại trong quân đội Trung Quốc đã mục nát từ gốc rễ mà ai ai cũng biết. Sau Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc, những người cấp phó trở lên trong quân đội bị điều tra xử lý lên đến 82 người, trong đó có 5 thượng tướng như cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng. Toàn bộ hệ thống chỉ huy đã mục nát đến mức độ như vậy, tầng cao nhất còn như vậy, thì quan chức cấp dưới liệu không tham ô tham nhũng? Quân đội như vậy có thể chiến đấu và chiến thắng được không?
Sự hủ bại của quân đội Trung Quốc còn được coi là lớn nhất so với quân đội của bất cứ nước nào. Trang tin Duowei News đưa tin hôm 16/6 cho biết, tháng 1/2013, cơ quan chống tham nhũng quốc tế “Tổ chức Minh bạch Quốc tế” đã liệt “Giải phóng quân” của Trung Quốc vào nhóm “rủi ro cao”, quân đội Trung Quốc tham nhũng lớn nhất so với quân đội của bất cứ quốc gia nào.
Mặc dù chiến dịch đả hổ đã trải qua hơn 5 năm, chính quyền vẫn khó trừ dứt được tham nhũng hủ bại trong quân đội.
Ngày 20/9/2017, trang mạng của quân đội Trung Quốc đăng tin cho biết, Phó cục trưởng Cục kiểm tra và giám sát kỷ luật thuộc Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Quân sự trung ương là Lương Văn Cương cho biết, quân đội đã ngăn chặn một cách có hiệu quả xu thế hủ bại tham nhũng sinh sôi trong thời gian dài. Tuy nhiên, ông Uông Quân Hỷ – phó Phòng Kiểm tra Kỷ luật trong hệ thống hàng không của Bộ đội chi viện chiến lược chỉ ra, vi phạm kỷ luật trong quân đội, “vẫn còn rất nhiều người không biết kiềm chế, không biết điểm dừng, dao đã kề cổ mà tay vẫn không dừng tham ô.”
Ông Uông Quân Hỷ còn cho biết, những người này xuất hiện tại trong những nhóm nhỏ thuộc một số đơn vị cũ, thuộc cấp cũ và những người quen biết đồng hương.
Ngày 3/7, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCPM) đưa tin, Nhạc Cương – Thượng tá quân đội Trung Quốc đã nghỉ hưu chia sẻ, “ngoài hủ bại, lơ là trong công tác là một trong những triệu chứng quan trọng của bệnh hòa bình cần phải điều trị của quân đội Trung Quốc”, Nhạc Cương nói đến chính là một số quan chức chỉ huy quân đội sáng tạo ra những số liệu giả liên quan đến diễn tập quân sự thông thường.
Mấy năm nay, quân đội Trung Quốc ngoài việc nâng cấp trang thiết bị, bắt đầu từ năm 2016, còn tiến thêm bước nữa để nâng cao năng lực thực chiến của quân đội bằng cách tăng tần suất các cuộc diễn tập quân sự. Trong năm 2016, Trung Quốc có 15 binh chủng tham gia hơn 100 lượt diễn tập quân sự.
Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) dẫn lời của ông Ngụy Từ – Nghiên cứu viên cấp cao của Viện Hudson (Mỹ) cho biết, nếu từ bề mặt cho đến các cuộc diễn tập quân sự mà xét, quân đội Trung Quốc rất có năng lực.
Tuy nhiên, năm 2016, ông Vương Hồng Quang – nguyên Phó Tư lệnh viên Quân khu Nam Kinh có một bài viết phân tích từ góc độ thực chiến quân sự đối với một số cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn công khai, ông đã nói thẳng một số chỉ là “múa võ phô trương”.
Bài viết chỉ ra, cảnh tiến công trên bờ của Bộ đội Hải quân lục chiến xuất hiện trên kênh Truyền hình quân sự của Đài truyền hình Trung ương, không thấy thay nhau yểm trợ, động tác nhảy về phía trước của đội tấn công, đoạn cận cảnh đã để lộ động tác chiến đấu ẩu thả của binh lính, không có tính thực dụng.
VOA dẫn lời của Richard Fisher – Chuyên gia quân sự châu Á của Mỹ và cũng là một nghiên cứu viên lâu năm của Trung tâm đánh giá và chiến lược quốc tế cho biết: “Mặc dù quân đội Trung Quốc đã hiện đại hóa thêm một bước, mua nhiều vũ khí hiện đại hơn, tái cơ cấu lại bộ máy, nhấn mạnh tác chiến liên hợp và tấn công, nhưng độ khả tín của nó lại không hề tăng theo. Nói một cách tổng thể, đây là quân đội chưa trải qua kiểm nghiệm”.
Theo Trithucvn