Hình ảnh ông bà thường xuyên xuất hiện trong ký ức của mỗi đứa trẻ, mỗi khi làm sai một việc gì, người đầu tiên cháu tìm tới lại chính là ông bà. Ông bà như một chỗ dựa vững chắc, làm một tấm gương về tình yêu thương cho cháu nói theo, trong mỗi bước chân đường đời, đứa trẻ nào mà không có sự dẫn dắt của ông bà. Thế nên, nếu một ngày nào đó, ông bà không còn nữa, thì ông bà vẫn hiện hữu trong tim của chúng ta.
Ông bà là những người nằm trong tuổi thơ của ta, và tuổi thơ sẽ không thật sự trọn vẹn khi thiếu đi tình yêu nhiệm màu của họ. Nếu họ ra đi, thì họ chỉ trở nên vô hình và ngủ sâu, sâu mãi trong tim của chúng ta. Cho đến hôm nay, khi nhớ về họ, chúng ta chấp nhận đánh đổi tất cả chỉ để nghe họ kể chuyện, để cảm nhận sự quan tâm và nhìn vào những đôi mắt không thể ấm áp hơn ấy.
Ông bà tận hưởng niềm vui khi thấy chúng ta chào đời và lớn lên từng này. Nhưng rồi sẽ có lúc họ cho ta đối diện với sự thật, rằng tại một điểm thời gian nào đó, họ phải chào tạm biệt thế giới này.
Ông bà giành mọi tâm huyết cho việc nuôi dạy con cháu và để lại những hồi ức sâu đậm tồn đọng trong tâm trí trẻ thơ, để rồi về sau nó sẽ thành những hạt giống của tình yêu thương vĩnh hằng.
Cảnh ông bà cùng nuôi dạy, dưỡng thành một đứa trẻ đã trở nên hết đỗi bình thường. Thế rồi họ tạo nên sự kết nối thiêng liêng giữa những thành viên trong gia đình. Những đứa trẻ cũng có thể dễ dàng phân biệt được tình thương của ông bà khác với của cha mẹ.
Cũng chính vì sự gắn bó sâu sắc và đặc biệt giữa ông bà và con cháu, đã làm cho người cháu cảm thấy bàng hoàng, khó chấp nhận và thích nghi được khi ông bà chúng đột ngột “biến mất”.
Rời xa vòng tay bảo bọc của ông bà: Mất mát đầu tiên trẻ phải đương đầu
>>> Cậu bé giải thích vì sao Chúa tạo ra ông bà
Ai có ông bà hiện diện trong quá trình trưởng thành đều phải biết ơn “ưu đãi đặc quyền” này, tuy nhiên ở một diễn biến không trọn vẹn khác, là việc phải đối mặt với sự ra đi của ông bà ngay khi còn nhỏ, ở độ tuổi mà không ai nhận thức được sự mất mát đó lớn đến nhường nào. Dễ thấy nhất là trường hợp người lớn sẽ nói giảm nói tránh điều ấy một cách “tích cực” nhất có thể để tránh làm tổn thương các bé.
Những giáo sư tâm lý cho rằng, bố mẹ nên giải thích chân thật nhất với các con về sự mất mát ấy. Dĩ nhiên cũng cần điều chỉnh mức độ thông tin phù hợp với độ tuổi của trẻ. Tuy nhiên, cần tránh những sai phạm như không cho trẻ gặp ông bà lần cuối trong bệnh viện, hay nói giảm nói tránh rằng ông bà của chúng đã hóa thành những ngôi sao và ngủ mãi trên trời cao.
Chúng ta cần hạn chế nói ẩn dụ và giải thích cho con hiểu về “cái chết’’ theo cách đơn giản nhất có thể để chúng không hiểu sai. Cũng như khi ta nói với con trẻ rằng: “Ông bà của con đã ra đi”, ta sẽ nhận lại câu hỏi: “Vậy khi nào thì ông bà của con trở về?”.
Nếu ta giảng giải cho con hiểu về cái chết theo quan điểm tôn giáo thì ta cần phải nhấn mạnh rằng thật ra người đã chết rồi sẽ không “quay lại”. Giải thích phải thật ngắn gọn, đơn giản và trọng tâm, vì tâm trí trẻ thơ chỉ có thể tiếp thu lượng thông tin có hạn.
Điều quan trọng là người lớn không nên che giấu cảm xúc và nước mắt trước mặt con cái. Ta phải dạy con biết rằng cái chết không phải điều cấm kỵ. Nước mắt giúp ta giải tỏa mất mát khi người thân yêu ra đi, hơn lúc nào hết, thời điểm này ta nên sống thật với cảm xúc của mình, chúng ta nên chịu đựng và trải lòng bao điều đau khổ mà không cần phải e dè. Có lẽ con bạn cũng sẽ khóc và khi chúng hiểu rõ hơn những việc không may như vậy, khi ấy, chúng ta sẽ dễ “tư vấn” cho trẻ.
Chúng ta còn phải lưu ý là trẻ sẽ luôn hỏi rất nhiều câu hỏi, do đó ta phải có câu trả lời thông minh và chính xác. Mất mát ông bà trong thời thơ ấu hoặc vị thành niên là vấn đề phức tạp, và tốt nhất cùng với các thành viên trong gia đình nếm trải niềm đau và thận trọng với các câu hỏi và nhu cầu của con bạn lúc đó.
Dù thế nào đi nữa, ông bà vẫn còn mãi
>>> Gia giáo, gia phong chính là vạch xuất phát của con trẻ
Dù thế nào đi nữa, ông bà sẽ vẫn luôn là phần không thể tách rời trong cuộc sống mỗi người, ở những nơi ta đã từng trải qua cùng gia đình và ngay cả trong những câu chuyện truyền miệng ta kể cho con cháu chúng ta nghe, có thể là những người con, người cháu hoặc cả với chắt – những thế hệ không thể gặp ông bà của chúng ta.
Ông bà đã nắm tay ta, dạy ta cách đi những bước chập chững đầu đời, và dù mai sau, họ sẽ vẫn nắm giữ trái tim ta, nơi mà ông bà sẽ trao cho ta ánh sáng và hồi ức vĩnh hằng về họ.
Ông sẽ luôn hiện hữu trong những tấm hình ố vàng được lồng khung, thay vì “hờ hững” trong bộ nhớ điện thoại như cách chúng ta đối xử với bạn bè. Ông là người chúng ta sẽ nhớ đến mỗi nhìn thấy cái cây do ông trồng, hay cái áo ông từng mặc mà ta còn giữ lại, được chính tay bà đan.
Họ hiện diện mãi trong mùi bánh đong đầy ký ức. Hồi ức về họ cũng nằm trong mỗi lời khuyên khôn ngoan ta nhận được từ họ, ở từng câu chuyện họ kể ta nghe, cách đối xử với đồ vật họ dạy ta, má lúm đồng tiền ta được họ truyền qua gen…
Sâu lắng và tinh tế, ông bà luôn tồn tại nơi miền cảm xúc. Họ không bao giờ chết, họ không đơn giản chỉ là lớp người đi trước mà đọng lại trong ta ở dáng đi đậm chất riêng, hay thong thả hơn là lúc tận hưởng một buổi chiều quê, cũng chỉ cho ta biết rằng một cuốn sách hay thì có mùi vị đặc biệt của riêng chúng bởi chúng có ngôn ngữ vượt ra ngoài lời nói.
Đó là ngôn ngữ của một cái ôm, một cái vuốt ve nhẹ nhàng, một nụ cười ẩn giấu nhiều cảm xúc và một buổi chiều lặng thinh đi bộ cùng nhau ngắm mặt trời lặn. Tất cả những hồi ức này sẽ kéo dài vô tận và đó cũng chính là nơi tâm hồn chân chính của chúng ta tồn tại.
Họ là những người thật lòng yêu quý và nâng niu ta, để lại cho ta “gia tài” đong đầy hồi ức.
Bảo Long, theo boreddaddy