Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Sinh học Thiên văn Tây Ban Nha và Đại học Công giáo Phương Bắc Chile vừa khám phá ra một ốc đảo vi sinh ngầm 2 mét dưới bề mặt sa mạc Atacama, Chile khô cằn nhất thế giới, nhờ máy dò sự sống sử dụng cho những dự án thăm dò Sao Hỏa trong tương lai.||
“Gọi đây là ‘ốc đảo vi sinh’ bởi vì chúng tôi đã tìm thấy vi sinh vật đang sinh sôi trong một môi trường giàu muối mỏ và những hợp chất có độ ẩm cao có thể hút nước”, Victor Parro, nghiên cứu viên thuộc Viện Sinh học Thiên văn Tây Ban Nha cho biết. Hơn nữa, các chất nền nuôi vi sinh này đều ưu tiên cho việc phân hủy, nghĩa là chúng có thể hút độ ẩm khan hiếm trong không khí, cô đọng độ ẩm trên bề mặt của tinh thể muối. Do đó giúp cấu thành những màng nước mỏng chỉ dày vài micro mét. Trong môi trường này, những vi sinh vật ngầm phát triển nhờ tất cả những thứ cần cho sự sống: thức ăn và nước. Những loài này giống các loài sống trong những môi trường siêu mặn tương tự, nhưng độc đáo ở điểm chưa bao giờ chúng ta tìm thấy chúng ở độ sâu 2 đến 3 mét nơi không có oxy và ánh sáng mặt trời. Để tiến hành nghiên cứu, các nhà khoa học đã sử dụng một dụng cụ có tên SOLID (Máy dò sự sống), dụng cụ này được phát triển nhằm phục vụ cho những dự án thăm dò Sao Hỏa trong tương lai. Do đó, đây là bài học hữu ích cho những dự án thăm hò Sao Hỏa sắp tới. “Nếu trong tầng đất dưới bề mặt Sao Hỏa có những vi sinh vật tương tự như những vi sinh vật chúng tôi tìm thấy ở Atacama, chúng tôi có thể dò được chúng bằng những thiết bị như máy dò SOLID”, Parro nhấn mạnh. Nhà nghiên cứu giải thích rằng trầm tích muối khoáng đã được tìm thấy trên hành tinh đỏ, vì vậy rất có thể cũng tồn tại những môi trường sống siêu mặn ở tầng đất dưới bề mặt hành tinh này. “Muối khoáng cao có lợi ích kép: nó hấp thụ nước giữa các tinh thể và giúp làm giảm độ đóng băng, vì vậy chúng có thể có những màng nước mỏng ở nhiệt độ chỉ vài độ âm, tối đa là xuống đến âm 20oC.” Muối khoáng ở mức độ cao và sự khan nước giúp bảo tồn được những phân tử sinh học, vì vậy rất có thể chúng ta sẽ tìm thấy được sự sống trong những tầng đất khô như thế này, thậm chí dù những cổ vi sinh trong môi trường sống đó đã chết từ hàng triệu năm trước.” Đinh Đồng |