Tinh Hoa

Ô nhiễm “giúp” tảo lam độc phát triển mạnh ở nước hồ Trung Quốc

Một hồ nước ở tỉnh An Huy, Trung Quốc bị ô nhiễm do chất thải nông công nghiệp, khiến tảo lam phát triển, trải rộng 1,5 km mặt hồ, ảnh hưởng tới hệ sinh thái và nguồn nước.

Hồ Sào, đoạn chảy ra sông Song Kiều, tỉnh An Huy, Trung Quốc hôm 14/6 xanh biếc màu tảo lam, trải dài 1,5 km từ bờ đến giữa hồ.
Tảo lam, thực chất là vi khuẩn lam, sinh ra do hiện tượng phú dưỡng nước. Nước thừa ni-tơ, phốt pho do chất thải nông nghiệp và công nghiệp đổ ra, cộng với thời tiết ấm áp, tạo điều kiện thuận lợi cho tảo lam “nở hoa”.
Tảo lam làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước, suy giảm hệ sinh thái thủy sinh. Ngoài ra, tảo xanh lá cây có thể sinh ra độc tố gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, suy gan, dị ứng cho người tiếp xúc.
Cá chết nổi trên hồ Sào.
Tảo lam phát triển còn ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu. Đun sôi nước không diệt được độc tố của tảo mà còn giải phóng nhiều chất độc hơn.
Tuy nhiên, người đàn ông này không sợ tảo độc, vẫn lặn xuống hồ bắt cá.
Theo các chuyên gia, cách hiệu quả để ngăn ngừa tảo lam là xử lý nước mưa, nước thải nông nghiệp, công nghiệp trước khi xả vào hồ, trồng nhiều cây ven sông hồ.

Theo VNE