Mới đây, trường trung học số 2 ở thị trấn Dương Sóc, huyện Dương Sóc, Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây đã tổ chức buổi lễ khai mạc hội thao, động tác vén áo khi nhảy của nữ học sinh lớp 10 đã dấy lên những bàn tán sôi nổi. Đáng chú ý là, hiệu trưởng trường trung học này còn đáp lại: Các em vén áo chừng mực, và khi vén áo lên là trước mặt hàng ghế giám khảo chứ không phải học sinh khác.
Theo tin tức tổng hợp của các phương tiện truyền thông, gần đây, một đoạn video lan truyền trên Internet ghi lại một buổi biểu diễn khai giảng đang được tổ chức trên sân chơi của trường trung học số 2 ở thị trấn Dương Sóc, huyện Dương Sóc, Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây. Những người biểu diễn đều là nữ sinh, mặc áo trắng và quần đen, một vài em thì mặc toàn đồ màu đen. Các nữ sinh đang nhảy theo điệu nhạc, và một số nữ sinh vén áo lên, để lộ ra áo lót, khiến các bạn xem biểu diễn không khỏi kinh ngạc.
近日 #广西 桂林阳朔镇第二中学运动会中,初三的学生在跳舞时撩衣的动作引热议。 校长回应:现场(撩衣服)面对的是评委席,不是其他学生. https://t.co/8T71DlHEvW
— Jennifer Zeng 曾錚 (@jenniferatntd) October 12, 2020
Vào ngày 10/10, ông Dương – hiệu trưởng của trường, khi trả lời về sự việc đã cho biết: “Lúc biểu diễn là đang đứng chính diện với hàng ghế giám khảo, nên các em học sinh khác hầu như không nhìn thấy màn trình diễn kia, đây là tiết mục của học sinh lớp 10, bài nhảy do học sinh tự biên đạo, đồng thời cũng đã được kiểm duyệt bởi giáo viên dạy nhảy. Trong quá trình kiểm duyệt, các em vén áo chừng mực. Trong tương lai, các bài vũ đạo sẽ được kiểm tra nghiêm ngặt hơn để tránh những sự cố như vậy”.
Một số cư dân mạng đặt câu hỏi: “Xem các động tác vũ đạo và vén quần áo đồng phục của các em trong video, hẳn là kết quả của việc tập đi tập lại nhiều lần. Vì vậy, giáo viên dạy nhảy của các em có ý gì? Đang lấy lòng ai đây?”
Có cư dân mạng chỉ trích: “Nữ sinh lớp 10 vén áo trước mặt hàng ghế giám khảo. Ban giám khảo đều là những người trung tuổi, mỡ “ục ịch”, nghĩ đi nghĩ lại đều là có ác ý. Học sinh bị ép buộc hay chủ động?”
Một số cư dân mạng cho rằng: “Trong gần 100 năm qua, sự xâm lược bất ngờ của bóng ma Đảng Cộng sản đã tạo ra một thế lực chống lại thiên nhiên và nhân loại, gây ra bi kịch và đau khổ tột cùng. Nó cũng đã đẩy nền văn minh đến bờ vực diệt vong”.
Người khác lại bình luận rằng: “Trường học là nơi dạy dỗ và giáo dục con người chứ không phải hộp đêm và tụ điểm giải trí. Đối với những học sinh thiếu khả năng phân biệt, giáo viên và cha mẹ phải làm tròn trách nhiệm giáo dục, hướng dẫn các em tiếp cận với nghệ thuật thanh cao, và dám mạnh dạn nói ‘không’ với những điều thô tục, bốc đồng xốc nổi trong văn hóa giải trí”.
Trong những năm gần đây, chất lượng giáo viên ở Trung Quốc giảm sút nhanh chóng, giáo viên – người vốn được coi là tấm gương sáng, liên tục loang lổ những việc xấu, như giao dịch quyền lực và tiền bạc, trao đổi quyền lực và sắc dục, tấn công tình dục học sinh, “đi cửa sau”, giả mạo bằng cấp, sao chép luận văn. Những ngôi trường được cho là nơi trong sạch, yên bình, nay lại trở thành một trong những ban ngành tham nhũng nghiêm trọng nhất Trung Quốc.
Các nhà phân tích nhận định rằng, những hỗn loạn này có liên quan đến việc tẩy não tràn lan của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong giáo dục. Từ cấp tiểu học, trung học, đại học đến cao học, học sinh ở mọi lứa tuổi đều bị thấm nhuần một cách có hệ thống về chủ nghĩa vô thần và văn hóa Đảng. Theo cuốn sách “Giải thể văn hóa Đảng”, ĐCSTQ đã biến tất cả các trường học trở thành sở hữu quốc gia, nắm quyền lực của các trường học thông qua “hệ thống trách nhiệm của Đảng ủy”, xây dựng luật và quy định, mệnh lệnh hành chính v.v. và tiến hành cải cách tổ chức và tư tưởng của giảng viên và nhân viên. Biên soạn sách giáo khoa tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn tư tưởng của ĐCSTQ để tẩy não giới trẻ một cách có hệ thống.
Trong sách giáo khoa của mình, ĐCSTQ đã bí mật thay đổi các khái niệm về “Đảng” và “nhà nước”, bóp méo sự thật lịch sử và phủ nhận các giá trị truyền thống đã tồn tại hàng nghìn năm. Bộ môn Chính trị ĐCSTQ được quy định là một môn học bắt buộc và bị ép phải đạt một chỉ tiêu cứng nhắc. Vì vậy, trong suốt hơn 60 năm, dưới hệ thống giáo dục “đỏ”, nhiều thế hệ học sinh đã bị tước đi cơ hội được tiếp nhận nền giáo dục chính thống, khiến văn hóa Trung Quốc đứt gãy, gián đoạn, đồng thời nền giáo dục đạo đức cổ xưa cũng biến mất khỏi khuôn viên nhà trường.
Lương Phong