Mới đây, thông tin một hiệu phó ở huyện Vụ Nguyên, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc ăn hết thức ăn thừa trước mặt học sinh đã khiến cư dân mạng nghi ngờ, đa số cho rằng đây là một vở kịch đồng thời cho rằng hành vi như vậy trong thời kỳ dịch bệnh là mất vệ sinh. Hiện tại nữ hiệu phó này đã thừa nhận đây là kế hoạch “dạy học tình huống” được sắp đặt từ trước.
Vào ngày 1/9, ngay sau khi kết thúc kỳ nghỉ hè, một nữ hiệu phó trường tiểu học Cao Sa ở huyện Vũ Nguyên, tỉnh Giang Tây dường như “hùa theo chỉ thị của Đảng” đã ăn hết mì và bánh quẩy còn dư của học sinh trước mặt các học sinh, đồng thời quay lại toàn bộ quá trình này sau đó đăng tải lên mạng với đầu đề “lớp đầu tiên khai trường”.
Đoạn video này đã dẫn tới nhiều tranh cãi, nhiều người cho rằng, trân quý đồ ăn là điều dễ hiểu, nhưng hành động này không hợp vệ sinh và không đáng phát huy trong thời kỳ dịch bệnh. Tiết kiệm mặc dù là điều tốt, nhưng thay đổi phương thức giáo dục liệu có khiến người ta dễ tiếp nhận hơn không?
Còn nhiều cư dân mạng khác đặt nghi vấn rằng, đoạn video này là một vở kịch được sắp đặt trước. Bởi vì ống kính của video di chuyển rất chuyên nghiệp, quay từ vị phó hiệu trưởng này tới các học sinh, trong hình học sinh xếp thành một hàng không dám động đậy, với biểu cảm nghiêm túc.
Cách đây vài ngày, vị hiệu phó tên Ngô Ái Anh này đã thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Đại lục rằng đây là chủ đề do cô thiết kế, đài truyền hình huyện Vụ Nguyên sẽ hỏi trước từng trường về thiết kế nội dung của chương trình học sau đó đến để quay một số tài liệu thực tế cho chương trình trên TV.
Cô nói rằng, video lần này là do đài truyền hình muốn quay một số tư liệu thực tế để làm tin tức, họ không quay video chương trình dạy học của nhà trường mà sẽ làm như vậy.
Cùng với sự chú ý của dư luận, ban tuyên giáo địa phương đã biện giải rằng “hiệu phó coi học sinh như con của mình vì vậy không có gì là bẩn cả”.
Kể từ khi Tập Cận Bình ra lệnh “ngăn cấm hành vi lãng phí thực phẩm” thì tình trạng hỗn loạn liên tiếp xảy ra ở khắp nơi của Trung Quốc.
Cư dân mạng Đại lục nhao nhao nghị luận: “Tiết kiệm là mỹ đức truyền thống của dân tộc Trung Hoa, nhưng những kẻ độc tài chuyên quyền thường thích sử dụng những cách bày trò cực đoan cứng nhắc, tuy nhiên lại phản tác dụng”.
“Chủ nghĩa hình thức đã sớm tràn lan gây họa. Xu hướng không lành mạnh này giống hệt như các trò diễn chính trị và không có chút gì là thực tế cả”.
“Biểu diễn làm thành như thế này chẳng lẽ không sợ lây nhiễm virus sao? Ý thức phòng chống dịch kiểu này quá kém đấy?”.
“Diễn quá lố, lực độ a dua nịnh hót quá mạnh”.
“Ý định ban đầu là tốt, nhưng cách thức rất không bình thường, hơn nữa thấy rõ là diễn kịch”.
“Ngày nay, tất cả các hiệu trưởng đều diễn rất giỏi, một bên diễn, một bên còn không quên để bọn trẻ đứng đội hình ngay ngắn để ghi lại kỹ năng diễn xuất kỹ càng ở định dạng HD”.
“Tăng cường tuyên truyền tiết kiệm là được rồi, sao cứ phải cực đoan như vậy, lại còn là hiệu phó nữa chứ?”
“Tốt nhất các thầy cô không nên giả bộ hay ép mình ăn, đừng cố ý để lộ cho dân chúng tôi xem”.
“Cách giáo dục tiết kiệm đồ ăn này một chút cũng không thể tiếp thu được! Thậm chí có thể nói là mù quáng!”.
Gia Hưng (Theo Epoch Times)