Tinh Hoa

Nộp giấy loại, vỏ lon là ‘hành hạ’ học sinh?

Cứ cuối năm, học sinh cả nước lại tham gia phong trào ‘Kế hoạch nhỏ’, cùng nhau thu gom giấy loại, vỏ lon để nộp cho nhà trường. Không ít phụ huynh cho rằng ‘không để làm gì vì cha mẹ phải mua giấy báo cho con nộp’ và cần loại bỏ ngay phong trào ‘vô bổ’ này.

TQ: Bé 6 tuổi đi quét rác vì nhà trường từ chối nhận

Phí “trời ơi đất hỡi” đầu năm học: Nhà trường vô can?

TQ: Bé 6 tuổi đi quét rác vì nhà trường từ chối nhận

Phí “trời ơi đất hỡi” đầu năm học: Nhà trường vô can?

Kế hoạch nhỏ là một phong trào của thiếu nhi Việt Nam ra đời năm 1958. Sau nhiều năm triển khai, phong trào đã phát triển rộng khắp và đạt được nhiều kết quả.

Hiện nay, phong trào Kế hoạch nhỏ vẫn được duy trì trong trường và được thực hiện vào cuối năm học. Tuy nhiên, thay vì hưởng ứng, hầu hết phụ huynh tỏ ra bức xúc khi cho rằng không phù hợp với đời sống hiện đại, không giúp ích gì được cho trẻ em và “bắt” cha mẹ phải đi mua giấy báo cho con nộp.

Một phụ huynh bày tỏ quan điểm trên mạng: “Việc thực hiện kế hoạch nhỏ là rất tốt nhưng hiện nay chúng ta đang hình thức hóa nó chứ không còn như thuở ban đầu tốt đẹp. Nó đã ra đời gần 60 năm thì cũng có lúc phải bỏ nó mà thay vào đó là phong trào thiết thực hơn như nuôi heo đất, tặng sách vở cho học sinh vùng khó khăn, vùng cao vùng sâu, tặng quần áo cũ… Kế hoạch nhỏ bản thân nó hiện nay đã lạc hậu, thay vì kế hoạch nhỏ bằng cách thu gom giấy thì họ đi mua vậy sao không đóng tiền có hơn không làm gì phải mua bán lòng vòng như vậy?”.

Không những thế, không ít bậc cha mẹ đặt ra câu hỏi về số tiền lớp và nhà trường thu được sau khi bán sẽ đi đâu.

Phong trào Kế hoạch nhỏ tại trường THCS Trần Văn Ơn (Ảnh website trường)

Để “giải tỏa” vấn đề này, chúng tôi có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Vũ Thu Hương (Giảng viên khoa giáo dục tiểu học, đại học Sư phạm Hà Nội):

– Chào bà! Xin bà cho biết tại sao cuối năm nhà trường lại phải tổ chức phong trào Kế hoạch nhỏ cho học sinh?

Đây là một việc làm vô cùng ý nghĩa, giúp cho học sinh học được 2 điều quan trọng:

– Sử dụng vật chất tiết kiệm và hiệu quả.

– Phân loại và tái sử dụng rác.

Đặc biệt trong việc phân loại và tái sử dụng rác, học sinh rất cần được trực tiếp làm, trực tiếp tham gia đóng góp cho xã hội.

– Tuy vậy, nhiều phụ huynh hiện nay tỏ ra bức xúc vì phong trào Kế hoạch nhỏ bị… biến tướng và nhà trường đang hành hạ các em. Quan điểm của bà về vấn đề này?

Tiến sĩ Vũ Thu Hương: “Đừng đổ tiếng ác cho nhà trường”.

Tôi được nghe về chuyện các phụ huynh đã lấy tiền đi mua giấy vụn cho con đem nộp. Điều này thật sự phản giáo dục. Tôi thắc mắc là tại sao các phụ huynh không để trẻ tự làm mà luôn tìm cách bao bọc trẻ và đổ tiếng ác cho nhà trường như vậy.

Thực ra, khi các phụ huynh luôn chỉ tìm cách bao bọc trẻ nhỏ thì sẽ không thể giúp con học hỏi được điều gì. Mỗi một nhiệm vụ nhà trường giao về nhà đều có mục tiêu giáo dục rõ ràng. Việc giáo dục trẻ phải được phối hợp giữa nhà trường và gia đình. Nếu các gia đình không phối hợp với nhà trường mà chỉ nghĩ nhà trường hành hạ trẻ em thì chắc chắn sẽ không giúp chính con em mình ngoan hơn, tốt hơn mà còn làm cho trẻ hư và ích kỉ đi rất nhiều.

– Một chuyện tế nhị là không ít phụ huynh thắc mắc số tiền kế hoạch nhỏ sẽ đi đâu và liệu có vấn đề tiêu cực nào ở đây không?

Số tiền kế hoạch nhỏ của các cháu thu được, tùy theo từng trường lớp, cô giáo sẽ có kế hoạch sử dụng khác nhau. Có lớp sẽ cho số tiền đó vào quỹ để dành cho các hoạt động của lớp. Cũng có lớp cho vào quỹ để liên hoan cuối năm. Có lớp sử dụng nó để mua quà cho các bạn nhỏ nghèo khó. Tôi nghĩ, số tiền đó quá nhỏ để chúng ta phải thắc mắc nó đi về đâu.

Tôi là 1 giảng viên đại học. Trong khi dạy, tôi tích cực cho sinh viên làm bài tập nên trong nhà tôi thường có một lượng vô cùng lớn giấy đã qua sử dụng. Sau khi chấm bài, cho dù tôi có yêu cầu thì các sinh viên cũng không muốn đến lấy lại nữa vì nhà tôi ở xa trường mà số giấy đó quá nhiều.

Sau mỗi 1 năm học, con tôi đem số giấy đó đi bán đồng nát và mặc dù giấy nhiều đến mức chiếm tới ¼ căn phòng nhưng cháu chỉ thu được từ 50 – 100 nghìn đồng.

Từ con số này, tôi có thể khẳng định với các phụ huynh, số tiền nhà trường hoặc lớp thu được từ kế hoạch nhỏ thường rất nhỏ, không đáng để một ai đó có hành vi tiêu cực.

– Với tư cách là một người mẹ, bà đã thực hiện cùng con phong trào Kế hoạch nhỏ này thế nào?

Tôi cũng có con đang học và chẳng bao giờ tôi phải lo lắng đến việc này. Trong nhà tôi có 1 cái thùng xốp rất to (cháu xin ở chỗ các bác bán hoa quả và mang về nhà). Trong suốt năm học, mỗi khi có 1 tờ giấy bị bỏ đi, cháu và cả gia đình đem đến bỏ vào thùng xốp kia. Mỗi quyển vở sau khi viết hết mà không cần phải đọc lại nữa, cháu sẽ bỏ vào đó. Nếu còn trang giấy trắng nào thì con gái tôi tự lấy kéo ra cắt trang đó ra để làm nháp và cho cả cuốn vào trong thùng xốp. Mỗi năm, cháu đều tự đem nộp và thường quá số lượng quy định của nhà trường.

– Dù vậy nhưng nhiều phụ huynh cho rằn “không thiếu gì cách dạy con bảo vệ môi trường, tiết kiệm, và đây chỉ là việc nhỏ không có tác dụng lớn… Thậm chí có người còn phản bác “nhà chật rồi thời đại công nghệ lấy đâu ra giấy báo”. Ý kiến của chị thế nào?

Bài liên quan:

Nhà vệ sinh 2 tỷ cho trẻ con: 'Sốc' từ nhà đến trường!

Thị trường 'tri thức đen' – Những kẻ giấu mặt bôi nhọ nền giáo dục

TQ: Hiệu trưởng phạt 30 học sinh lớp 6 quỳ giữa sân

TQ: Mở trường cổ truyền để trẻ em có tuổi thơ hạnh phúc

Bác Hồ đã dặn: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”. Nếu việc gì cũng cho rằng quá nhỏ, không có tác dụng và không cho trẻ làm thì làm sao dạy được trẻ điều gì. Bảo vệ môi trường phải làm từ việc rất nhỏ đến việc rất lớn. Nó đòi hỏi sự cố gắng của toàn dân. Trẻ em được dạy dỗ từ nhỏ cẩn thận chắc chắn sẽ đem lại lợi ích không chỉ cho chính em bé đó, gia đình của em mà còn cho cả xã hội.

Trong 1 gia đình, rác thải là thứ không thể không có. Chính vì chúng ta không có ý thức thu gom rác và phân loại nên mới có suy nghĩ là thời đại công nghệ nên không có giấy vụn. Nếu các phụ huynh có ý thức giúp đỡ con trong việc này, chúng ta có thể gom giấy mang về đóng góp cùng con. Tôi nghĩ việc này các phụ huynh cần phải sáng suốt hơn.

– Không chỉ phụ huynh mà giáo viên cũng phàn nàn mệt mỏi vì phải thúc ép học sinh nếu không sẽ bị nhà trường nhắc nhở. Vậy theo bà, hoạt động này có nên tiếp tục hay phải chỉnh sửa thế nào?

Tôi cho rằng, việc này cần được hướng dẫn cặn kẽ cho phụ huynh cách giúp đỡ con làm kế hoạch nhỏ. Còn với giáo viên, nếu như họ than phiền thì chính họ đã không làm tốt vai trò quan trọng cũng như trách nhiệm của chính mình trong việc giáo dục trẻ.

Chị Vũ Trà My, sống 26 năm ở Budapest (Hungary), có 2 người con học lớp 11 và lớp 2 tỏ ra bất ngờ khi nhiều phụ huynh Việt Nam phản đối phong trào “Kế hoạch nhỏ”:

“Tôi ủng hộ cả 2 tay việc thực hiện phong trào 'Kế hoạch nhỏ' nhưng mà là việc trẻ con nên tự làm chứ không phải nhờ bố mẹ đi thu nhặt hộ. Đây là việc rất tốt cho môi trường.

Trẻ con ở Hungary được học cách phân biệt thùng rác nào đựng giấy, nhựa, chai thủy tinh qua màu sắc của thùng rác trong môn Tự nhiên và Môi trường lớp 1. Cô giáo con tôi nói là 100 cân giấy được 35 euro (gần 900.000 đồng). Số tiền này sẽ cho vào quỹ nhà trường để mua sắm vật liệu học tập. Bạn của con gái tôi có lần đóng góp được 600kg giấy cho nhà trường.

Bọn trẻ thường rủ nhau đi xin quyển sổ điện thoại cũ của nhà khác rồi gom lại. Tất nhiên, bố mẹ cũng giúp đỡ nhiệt tình bằng cách lấy giấy báo, thùng vứt đi ở cơ quan mang về cho con làm kế hoạch nhỏ.

Theo tôi biết thì một số nước không có phong trào kế hoạch nhỏ vì việc phân loại rác đã là bắt buộc của từng gia đình, từng người dân rồi. Nhưng ở Hungary thì bọn trẻ vô cùng thích thú và hào hứng vì chúng cũng muốn đóng góp công sức của mình cho xã hội và chúng cảm thấy mình thật có ích cho đời.

Những đứa trẻ nào đóng góp được ít thì thường rất buồn phiền và than thở với cha mẹ là mình quá kém cỏi, không đóng góp được nhiều.

Bên cạnh đó, tất cả mọi người đều thực hiện việc phân loại rác ở nhà một cách nghiêm túc. Hàng tuần sẽ có công ty rác thải đến lấy rác đi. Họ không phải phân loại nữa và chai lọ cũng phải rửa sạch mới được cho vào thùng”.

Theo Eva.vn