Tinh Hoa

Những tuyệt chiêu dưỡng thận trừ bách bệnh ai cũng nên biết mà áp dụng

Trung Y cho rằng thận là cái gốc của sinh mệnh, nếu thận khí đủ thì bách bệnh trừ, nếu thận hư thì sẽ gây ra bệnh tật trên thân thể. Vậy nên, trong rất nhiều phép trị bệnh, thì đều bắt đầu từ bổ thận.

Thận được xem là khởi nguồn của nguyên khí và có vai trò vô cùng quan trọng với cơ thể con người (Ảnh: Emaze)

Theo quan niệm của Trung y, thận được coi là “gốc rễ Tiên thiên” (nguyên khí) của con người. Căn cứ vào nguồn gốc, khí hít thở vào phổi và khí hóa sinh khi ăn uống sẽ được gọi là “hậu thiên”. “Tiên thiên” là cách gọi dành cho loại khí chứa ở thận, bao gồm khí nguyên âm (thận âm) và khí nguyên dương (thận dương). Thận trái kiểm soát chức năng của lục phủ, thận phải cai quản sự vận hành của ngũ tạng.

Vì vậy, nếu muốn trường thọ, chúng ta phải coi việc dưỡng thận là ưu tiên hàng đầu.

Trên thực tế, thận cũng có những thay đổi theo tuổi, đặc biệt là từ độ tuổi 40. Do đó, bắt đầu bước qua tuổi tứ tuần, chúng ta phải chăm sóc cơ quan này một cách đặc biệt.

Dưới đây là những bí quyết dưỡng thận đã được các bác sĩ y học cổ truyền đúc kết và chia sẻ.

1. Bảo vệ tốt đôi chân

Kinh mạch của thận xuất phát từ bàn chân, nên sức khỏe của hai bộ phận này có liên quan trực tiếp với nhau. Trong khi đó, đôi chân lại rất dễ bị nhiễm lạnh.

Để giữ ấm cho chân, các bác sĩ khuyến khích mọi người đi tất, tránh đi chân trần ở những nơi ẩm ướt, khi ngủ cần giữ thói quen đắp kín chăn từ chân đến hết vai, càng không nên để hai chân đối diện với điều hòa hay quạt.

Bên cạnh đó, chân là nơi tập trung nhiều huyết vị, trong đó có huyệt Dũng Tuyền. Thói quen xoa bóp gan bàn chân trước khi đi ngủ được xem là một phương pháp dưỡng thận đơn giản mà công hiệu.

Giữ ấm đôi chân là phương pháp gián tiếp giúp bảo vệ thận vô cùng hiệu quả. (Ảnh: today.com)

2. Đại tiện thông suốt

Nếu đại tiện gặp khó khăn, các chất cặn bã sẽ tích tụ trong cơ thể gây ra táo bón, mệt mỏi, đau thắt lưng, cột sống, nôn mửa và đặc biệt là làm tổn thương thận.

Chính vì vậy, đại tiện thông suốt cũng được xem là một cách chăm sóc thận. Để quá trình bài tiết diễn ra dễ dàng, chúng ta nên chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý và tăng cường vận động.

Trong trường hợp đại tiện gặp khó khăn, có thể dùng 2 tay áp lên vùng thận và ấn nhẹ nhàng để kích phát cho thận sinh khí và gia tăng tốc độ đào thải.

3. Chà xát thắt lưng

Thắt lưng là vị trí tương ứng với thận, chà xát vùng thắt lưng có thể khơi thông cân mạch, tăng cường chức năng của thận. Sau mỗi lần đại tiểu tiện, dùng hai tay chà xát thắt lưng 36 lần, sẽ cảm thấy nóng vùng thắt lưng.

4. Duy trì giấc ngủ chất lượng

Một giấc ngủ chất lượng sẽ giúp khí huyết chuyển hóa thuận lợi. Đây là yếu tố quan trọng đối với việc dưỡng thận.

Một giấc ngủ chất lượng sẽ giúp khí huyết chuyển hóa thuận lợi. Đây là yếu tố quan trọng đối với việc dưỡng thận. (Ảnh: VietFix)

Bên cạnh đó, giấc ngủ có tác dụng hồi phục tinh lực, dưỡng khí, kiện tỳ, ích vị, kiện cốt, cường gân. Những nghiên cứu lâm sàng cũng chỉ ra nhiều người suy kiệt công năng thận là do thức đêm triền miền, mệt mỏi hoặc ngủ không sâu giấc.

Do đó, chúng ta nên nuôi dưỡng thói quen nghỉ ngơi và làm việc điều độ, ngủ sớm dậy sớm, tránh tình trạng lao lực quá sức.

5. Không nên nhịn tiểu

Khi tích trữ nước tiểu đến một số lượng nhất định, bàng quang sẽ kích thích phản xạ thần kinh để bài tiết, sinh ra cảm giác buồn tiểu. Đi vệ sinh đúng thời điểm này là một trong những yếu tố góp phần bảo vệ thận.

Nếu bị kìm hãm quá lâu, nước tiểu sẽ gia tăng áp lực cho bàng quang, khiến phản xạ của cơ quan này trở nên hỗn loạn, làm cho nước tiểu “phản lưu” (chảy ngược).

Hiện tượng này có thể dẫn đến vỡ thận, viêm thận, thậm chí gây tổn hại nghiêm trọng tới chức năng của cơ quan này.

6. Nuốt nước bọt

Nước bọt có rất nhiều tác dụng, trong đó có dưỡng thận (Ảnh: Listabuzz)

Những lý thuyết dưỡng sinh của Trung Quốc từ xa xưa đều coi đánh giá cao công dụng của nước bọt. Cổ nhân cho rằng, nước bọt có tác dụng “nhuận ngũ quan, đẹp da thịt, chắc răng, cường gân cốt, lưu thông máu, tăng tuổi thọ”.

Trên thực tế, nước bọt trong miệng chia làm hai phần gồm nước miếng trong, loãng có liên quang đến tiêu hóa do tạng tỳ tiết xuất và nước miếng đục, đặc có liên quan đến thận.

Nước bọt của người còn chứa nhiều chất có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, trung hòa axit dạ dày và tăng cường hệ miễn dịch.

7. Xoa bóp thắt lưng

Vòng eo là nơi tập trung nhiều huyệt vị như huyệt Mệnh Môn, huyệt Thận Du, huyệt Yêu Dương Quan, huyệt Yêu Nhãn,…Do đó, thói quen xoa bóp, đấm lưng, hay vận động hông và thắt lưng mỗi ngày sẽ giúp làm ấm thận dương, có lợi cho cột sống, thông kinh lạc.

Trong khi đi bộ, chúng ta cũng có thể dùng hai tay ấn nhẹ vào vùng thận và lưng sẽ làm thuyên giảm và phòng tránh các bệnh trạng về xương sống, thắt lưng.

8. Ấn huyệt Thái Khê

Huyệt Thái Khê ở tại trung điểm giữa đường nối bờ sau mắt cá trong và mép trong gân gót.

Phương pháp này có thể dùng cho hầu hết các bệnh thận, đặc biệt là đối với bệnh thận mạn tính, có biểu hiện phù. Đồng thời cũng giúp loại bỏ quầng thâm mắt, làm trắng da, tăng cường trí nhớ, cải thiện khả năng nghe nhìn, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Dùng ngón tay cái bên đối diện ấn nhẹ vào huyệt Thái Khê, lực sao cho cảm thấy chướng là vừa. Phương pháp này chỉ có tác dụng bổ trợ, đối với người bị bệnh thân vẫn cần phối hợp với uống thuốc

9. Luyện đầu ngón tay út

Đầu ngón út có nhiều dây thần kinh, đồng thời có liên kết với lục phủ ngũ tạng. Chẳng hạn như đầu ngón út phải có liên kết với thận. Đầu ngón út trái có liên kết với bàng quang. Thường xuyên luyện đầu ngón út có thể cường thận. Phương pháp luyện tập phổ biến là hằng ngày dùng ngón út nâng ấm nước hoặc cốc nước 99 lần, trong sinh hoạt hàng ngày có thể ưu tiên dùng ngón út để lật sách, mở cửa…

10. Ấn huyệt Quan Nguyên

Huyệt Quan Nguyên nằm phía dưới cách rốn 4 ngón tay.

Thường xuyên dùng ngón tay ấn, xoa bóp huyệt này sẽ có tác dụng bồi bổ nguyên khí, điều hòa khí huyết, tăng cường chức năng của các tạng phủ, tăng cường sức miễn dịch. Ngoài ra còn có tác dụng chống tăng huyết áp, mỡ máu, táo bón, tiêu chảy, liệt dương, đái dầm, choáng đầu, mất ngủ, đau bụng kinh.

11. Xoa bóp lỗ tai

Thận khai khiếu ra tai, cho nên thường xuyên xoa bóp hai tai có tác dụng cường thận, dưỡng thận.

TinhHoa tổng hợp