Nếu bạn được đi du lịch và khám phá những vùng đất xa xôi nhất trên thế giới này thì đó thực sự là điều tuyệt vời. Tuy nhiên, dù đi bất cứ nơi đâu, có một điều quan trọng bạn cần phải nhớ là tuyệt đối tôn trọng người dân địa phương và tôn trọng những nơi bạn ghé tới.
Cư dân mạng ở các quốc gia khác nhau đã nói về các thói quen của khách du lịch gây phiền nhiễu và làm họ bối rối. Chúng tôi muốn bạn nắm được các thông tin này để tránh các tình huống khó xử ở nước ngoài và nhắn nhủ bạn về cách ứng xử có trách nhiệm trong mọi việc bạn làm.
New Zealand
Nhiều khách du lịch nói rất to và tưởng rằng không ai ở đây có thể hiểu được họ đang nói gì. Họ nghĩ rằng New Zealand là một quốc gia nói tiếng Anh và người dân ở đây chỉ có 2 nền văn hóa (gồm người nói tiếng Anh và tiếng Maori), còn việc đa dạng nền văn hóa chỉ xảy ra ở các thành phố và thị trấn lớn. Đây thực sự là một sai lầm.
Người Kiwis (ám chỉ người New Zealand bởi quốc điểu của nước này là chim Kiwi) ngày càng nói nhiều loại ngôn ngữ khác nhau. Điều này nếu không đến từ sự chăm chỉ học ngoại ngữ của người dân địa phương, thì ít nhất cũng đến từ dòng người nhập cư mà New Zealand đã thu nhận từ những thập niên 90. Những đứa trẻ và người trưởng thành sau khi đến đây đã học cách ăn mặc và cư xử như một người New Zealand thực thụ: mặc áo khoác có nón, đi dép kẹp,v.v…
Bạn có thể đến từ Trung Quốc và ngẫu nhiên một vài phụ nữ lớn tuổi da trắng nào đó vẫn có thể hiểu được việc bạn chê bai giờ mở cửa của các cửa hàng ở New Zealand vì bản thân họ cũng đã trải qua tuổi thanh thiếu niên ở đây vào những năm 60.
Bạn có thể đến từ Đức và vài đứa trẻ lập dị người châu Á vẫn có thể hiểu khi bạn đang phàn nàn về việc không có chiếc bánh mỳ nào ngon ở đây, bởi vì chúng đã được đi đến thành phố Cologe (Đức) vài lần trong chương trình trao đổi học sinh từ hồi cấp 3.
Vì vậy, vui lòng đừng khơi chuyện riêng cá nhân của bạn ở nơi công cộng, đặc biệt là ở mức âm lượng mà mọi người trong bán kính 10 mét vẫn có thể nghe thấy. © Te Wheke Medea Pai
Ấn Độ
Có một chuyện khá là bực mình và ngớ ngẩn là việc người nước ngoài đến Ấn Độ để tìm kiếm cảm giác yên bình và sự bình an trong tâm hồn, nhưng kết cục là những ‘bậc thầy’ có khiếu hài hước và đầu óc kinh doanh, những người dạy họ cách mặc trang phục truyền thống của người Ấn Độ nhưng lại không biết gì về thiền và Yoga. Việc tụng kinh một câu nào đó bằng tiếng Phạn, xăm hình Thần Shiva, đeo tràng hạt Rudraksha – không việc nào trong những việc này giúp bạn đạt được niết bàn cả. Nó sẽ chỉ giúp bạn trông thật ngầu trong bức ảnh tự sướng của mình trên facebook. Bạn sẽ không bao giờ tìm thấy những người Ấn đang nghiêm túc thiền định hoặc tập các động tác của Yoga trong những tu viện ngớ ngẩn này. © Siddharth Agarwal
Khách du lịch chụp bức ảnh về những người ăn mày và những đứa trẻ kém may mắn và rồi khi trở về quê hương, họ cho mọi người thấy là người Ấn nghèo như thế nào. Đó đơn giản chỉ là một phần của cuộc sống. Chúng tôi có những khu vực khác với mức sống tốt hơn trên khắp đất nước này. Toàn bộ thế giới đều bị chia thành những nơi giàu và nghèo khác nhau mà. © Amey Sharma
Hàn Quốc
Nếu bạn đến Hàn Quốc, làm ơn đừng bỏ lại chiếc vali của bạn cùng với một đống đồ đạc cũ kĩ trong đấy. Vâng, rất nhiều khách du lịch đã làm điều này, nhưng tôi sẽ không đề cập đến đất nước nào. Theo luật của Hàn Quốc, những chiếc vali này phải được cảnh sát giữ lại ít nhất một năm trong trường hợp chủ sở hữu quyết định sẽ quay trở lại để lấy. Trong trường hợp còn lại, chúng tôi phải dùng đến một cái kho lớn để chứa những chiếc vali này cho đến khi chúng buộc phải bỏ đi.
Vui lòng tháo giày của bạn trước khi bước vào phòng khách sạn hoặc khi bạn đến thăm ngôi nhà của một người Hàn Quốc. Yêu cầu này thực ra không có gì là khó chịu bởi khá là gớm khi nghĩ về bụi bẩn và những thứ bẩn thỉu mà mọi người dẫm phải trên đường như phân của chim và chó. Yêu cầu này được áp dụng đối với hầu hết các nước châu Á bởi vì ở các đất nước như của chúng tôi, có rất nhiều dịch bệnh liên quan đến động vật, chưa kể đến việc nhiều người có thói quen ngủ trên sàn nhà. © Sena Im
Hy Lạp
Một số người sẽ khăng khăng trèo qua hàng rào hoặc tấm chắn khác để vào khu vực hạn chế của các địa điểm khảo cổ rồi cho ra đời những bức ảnh tự sướng ngớ ngẩn. Bạn không được phép vào đó vì chúng tôi đang cố gắng bảo vệ khu di tích này! Một vài người ‘điên’ hơn thậm chí đã rời khỏi khu di tích với những đồ tạo tác và di vật nữa! Tôi vẫn không thể tin vào điều này, mặc dù tôi đã nhìn thấy nó. © Phoebe Flessas
Những nơi khác trên thế giới
Một số người chụp mọi thứ mà họ thấy, kể cả những người… ngẫu nhiên đi ngang qua. Thực sự khá là bối rối khi bạn chỉ đơn giản là đang đi bộ và rồi có một ai đó cố gắng chụp một tấm ảnh đẹp có bạn trong đó, vì một lý do nào đó… © conalfisher
Đừng tự đặt mình vào rủi ro bằng cách cố gắng chụp lấy một bức ảnh tự sướng thật ‘ngầu’ ở những nơi nguy hiểm. Ở Na Uy, chúng tôi không đặt rào chắn xung quanh mọi thứ mà có thể gây nguy hiểm. Bạn không phải là một đứa trẻ bà bạn nên biết những nơi nào mà mình phải cẩn thận. © Arve Løken
Bạn đang ở một quốc gia khác, vì vậy bạn cần lưu ý về việc mọi người sẽ có cách hành xử khác với đất nước của bạn. Chúng tôi có thể đứng gần bạn hơn khi nói chuyện và chúng tôi có thể tỏ ra hơi dễ xúc động một chút. (hoặc không, tùy thuộc vào nơi mà bạn từ đó đến).
Ngoài ra, chúng tôi thích nói chuyện với nhiều người và chúng tôi thích nói về mấy chuyện cá nhân sau vài phút, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng tôi đang tỏ ra hứng thú với tán tỉnh bạn hoặc là bạn của bạn. Bạn đang ở một đất nước khác, hãy cố gắng cởi mở tư duy với một nền văn hóa khác. © Genís Fernández
Tôi sống ở Manhattan được 4 năm và điều khiến tôi phiền phức nhất về khách du lịch là khi tất cả chúng tôi đều đi bộ trên một vỉa hè đông người thì họ đứng tràn ra ngoài vỉa hè như chốn không người để liên tục chụp ảnh hoặc nhìn vào điện thoại hay bản đồ hoặc một thứ gì đó. © aanniittaa05
Nếu bạn đang có dự định đi du lịch hay làm gì đó ở một quốc gia khác, tôi có một đề nghị nho nhỏ là khi bạn tới thăm một quốc gia khác, ít nhất hãy cố gắng tỏ ra lịch sự và làm theo phong tục của họ. Làm ơn, đừng vứt rác khắp nơi, và đừng đập vỡ hoặc làm hỏng bất cứ thứ gì. © Owen Saltvold
Hạo Nhiên (theo Bright Side)