Thiên nhiên vẫn luôn “cảnh báo” sắp xảy ra tai họa nhưng con người lại không chú ý, đến khi thiên tai ập xuống thì hết thảy đều đã chậm rồi…
Lúc 3 giờ 42 phút 53,8 giây rạng sáng 28/7/1976 (giờ Bắc Kinh), giống như có 400 trái bom nguyên tử Hiroshima đột ngột nổ tung trong vỏ Trái đất, cách mặt đất 16 km, khiến Đường Sơn, nơi sinh sống của khoảng 1,6 triệu người, trong phút chốc bị san thành bình địa. Đây dường như là một kiếp nạn không cách nào đoán trước, không cách nào ngăn cản, nhưng thiên nhiên lại thực sự đã cảnh cáo rồi. Các nhà nghiên cứu động đất sau khi sưu tập lại những cảnh cáo này của thiên nhiên cũng phải sởn hết gai ốc và lặng cả người.
“Ấn phẩm kỷ niệm tròn 30 năm đại địa chấn Đường Sơn” ghi lại đủ loại biểu hiện của con người khi đối mặt thiên tai, những sự thật cùng hiện tượng khó mà phân biệt được trước và sau động đất, nghĩ lại nhân loại trong quá trình hiện đại hoá rốt cục cần phải giải quyết vấn để ở chung với thiên nhiên như thế nào.
Cá cực kỳ kinh sợ
Vợ chồng giáo sư Ngô Bảo Cương và Châu Ngạc ở trường Bát Trung, Đường Sơn: Trung tuần tháng 7/1976, người bán cá tươi ở đầu phố Đường Sơn đột nhiên tăng lên. Họ cảm thấy kỳ quái là thường ngày khó mua được cá tươi thế mà hôm đó đặc biệt nhiều, hơn nữa giá cả lại vô cùng rẻ, bèn hỏi người bán cá: ”Đây là cá ở đâu?”
“Cá này bắt ở đập chứa nước Đẩu Hà”, người bán cá trả lời và nói thêm, “mấy ngày nay kỳ lạ lắm, cá cực kỳ dễ bắt”.
Đôi vợ chồng này lúc ấy thế nào cũng không nghĩ ra rằng tai họa sắp ập đến. Vài ngày sau, trận đại địa chấn xảy ra cướp đi sinh mạng của con trai và con gái họ.
Một người đánh cá ở vùng Bắc Đới Hà tên là Thái Gia Bảo: Cá như là điên rồi vậy! Trước và sau ngày 20/7, tại ngư trường ở vùng duyên hải cách Đường Sơn không xa, cá đối, cá nheo, cá chẽm nhao nhao nổi lên, trắng dã, rất dễ bắt, các ngư dân chưa bao giờ gặp vận may tốt như vậy.
Theo Trần Ngọc Thành ở mỏ than Triệu Các Trang, Đường Sơn: Ngày 24/7, 2 con cá vàng trong vạc cá nhà ông tranh nhau nhảy lên mặt nước, nhảy cả ra khỏi vạc. Ông bắt con cá nhảy ra thả lại trong vạc thì nó vẫy đập lên không ngừng.
Hoắc Thiện Hoa ở ngư trương Bách Các Trang, Đường Sơn: Ngày 25/7, trong ao cá cứ ào ào tiếng nước chảy, cá trắm cỏ thành đàn nhảy lên, có con nhảy cách mặt nước cao hơn một thước. Càng kỳ lạ là có con phóng thẳng lên, giống như con quay xoay vòng cực nhanh.
Thuyền viên thuyền chở dầu Trương Hồ Hiệu ở vùng biển Đại Cô Khẩu, Thiên Tân, phía Nam Đường Sơn: Ngày 27/7 năm đó, không ít thuyền viên chen chúc tại mạn thuyền thả câu. Sứa chung quanh thuyền đột nhiên tăng lên, cá con dồn dập bơi qua bơi lại thành đàn. Thả lưỡi câu một hồi có thể câu lên hơn 100 con. Có một thuyền viên dùng một sợi dây câu tơ, chỉ buộc 4 móc câu lại có thể đồng thời câu lên 4 con cá. Con cá giống như sợ hãi tranh giành cắn lưỡi câu.
Côn trùng có cánh, loài chim và dơi như mất lý trí
Thuyền viên Trương Hồ Hiệu kể lại, theo những gì các thuyền viên tận mắt chứng kiến: Ngày 25/7, quanh thuyền chở dầu vang lên tiếng rít rít, sau đó một đàn chuồn chuồn màu xanh thẫm bay tới, đậu trên cửa sổ, cột buồm, đèn cùng mạn thuyền, chi chít một mảnh, mặc cho người bắt đi hay xua đuổi vẫn không nhúc nhích, một con cũng không bay lên.
Không lâu sau, trên thuyền chở dầu càng hỗn loạn hơn, một đoàn bướm ngũ sắc rực rỡ, châu chấu màu đất, ve đen, cùng với rất nhiều dế nhũi, chim sẻ và loài chim không biết tên bay tới, dường như là tụ họp lại cùng một lần không hẹn mà gặp. Loài cuối cùng bay tới là một con vẹt da hổ màu sắc lộng lẫy, nó choáng váng đậu ở đuôi thuyền, cũng không nhúc nhích.
Giáo sư Lý Ấn Phổ của học viện mỏ địa chất Hà Bắc: Ngày 27/7, khi đang ở hợp tác xã Trịnh Trang Tử ngoại ô thành phố Đường Sơn tham gia trồng cây vụ hè, ông nhìn thấy doanh trưởng đại đội dân binh Tiểu Đới Trang tay cầm một xâu dơi, ước chừng mười mấy con, buộc bằng dây thừng.
Ông nói: “Đây là loài chim có ích, thả nhá“.
Doanh trưởng dân binh nói: “Quái lạ! Giữa ban ngày, dơi bay đầy sân“.
Trương Hữu ở thị trấn Bình Thôn, huyện Thiên An, Đường Sơn: Ngày 27/7, con Yến mẹ dưới mái hiên nhà ông ngậm lấy Yến con bay đi.
Cùng ngày, con Yến mẹ dưới mái hiên nhà một xã viên đại đội Tây Đường Đà, hợp tác xã Phan Trang, huyện Ninh Hải, phía Nam Đường Sơn, cũng mang theo 2 con Yến con còn lại bay đi. Nghe nói, từ ngày 25/7, con Yến mẹ này giống như phát điên, mỗi ngày đều đem một con Yến con từ trong tổ ném ra ngoài, chủ nhà nhặt Yến con đưa về tổ, lập tức lại bị Yến mẹ ném ra.
Xã viên Vương Thạch Trang ở thị trấn Bản Kiều, huyện Ninh Hà: Ngày 27/7, xã viên làm việc tại khu trồng bông phản ánh, một nhóm lớn chuồn chuồn hợp thành một vùng dày đặc rộng khoảng 30 m², bay từ nam tới bắc.
Cùng ngày, tại hợp tác xã Thương Trang Tử, huyện Thiên An, có người nhìn thấy chuồn chuồn và châu chấu cùng bay tới, trải rộng hơn 100 mét, bay từ đông sang tây, kéo dài khoảng 15 phút đồng hồ. Lúc đàn chuồn chuồn bay qua, một mảnh tiếng vù vù vang lên, khí thế to lớn, khiến cho những người có mặt trợn mắt há hốc mồm.
Động vật đại trốn chạy
Vương Cái Sơn ở hợp tác xã Vương Đông Trang, huyện Loan Nam, Đường Sơn: Ngày 27/7, ông tận mắt nhìn thấy đàn chuột trong khu trồng bông hốt hoảng chạy tán loạn, chuột lớn mang theo chuột nhỏ chạy, chuột nhỏ thì cắn đuôi nhau, nối liền một chuỗi. Có người cảm thấy hiếu kỳ, đuổi bắt chúng, người tốt bụng khuyên ngăn nói: “Đừng bắt nữa, có thể sắp lụt rồi, chuột sợ nước ngập hang“.
Đồng thời, tại nhà kho trong sân công trường Hà Hải thuộc hợp tác xã Tang Tử, huyện Kế, cách Đường Sơn không xa, mấy ngày nay có hơn ba trăm con chuột chui ra khỏi hang, tụ tập cùng một chỗ ngẩn ra.
Bọn người Từ Xuân Tường, Từ Trang ở hợp tác xã Phần Đà, huyện Phủ Ninh: Buổi sáng 25/7, họ trông thấy hơn 100 con chồn, con lớn cõng hoặc ngậm con nhỏ dồn dập chui ra từ một cái lỗ ở chân tường, chuyển đi khỏi thôn. Khi trời tối, có hơn mười con di chuyển hỗn loạn dưới một gốc cây óc chó, 5 con bị đánh chết tại chỗ, những con còn lại không ngừng kêu rên, có cảm giác khủng hoảng khi đối mặt cái chết. Hai ngày 26-27, lũ chồn này tiếp tục di chuyển ra ngoài thôn trong một bầu không khí sợ hãi.
Động vật lớn nhỏ, côn trùng có cánh và loài chim rất nhạy cảm sớm bắt đầu chạy nạn, nhưng mà con người lại không ý thức đến đây là cảnh cáo đến từ thiên nhiên. Họ như thế nào cũng không ngờ rằng một tai nạn cực lớn hủy diệt sinh linh sắp ập xuống.
Thiên nhiên thực sự là đang cảnh cáo nhân loại
Ven biển Đông Nam Đường Sơn, sóng biển đang phát ra tiếng nổ lớn kinh động lòng người. Từ hạ tuần tháng 7, ngư dân vùng Bắc Đới Hà cảm thấy nghi hoặc: Đá ngầm vốn dĩ vẫn luôn lộ trên mặt biển, thế nào lại bị nước biển nhấn chìm thế này? Trước đây trên bờ biển có thể phơi 3 tấm lưới đánh cá, thế nào mà hôm nay chỉ có thể phơi 1 tâm lưới đánh cá thôi? Phòng tắm vòi sen ở bãi tắm ven biển bị nước biển tràn vào. Vùng biển quanh năm bắt cá cũng sâu hơn so với trước kia.
Những ngư dân tại vùng biển từ Thái Gia Bảo đến thôn Đại Thần Đường, gần Đường Sơn, dường như không tin nổi vào mắt mình khi nhìn thấy nước biển từ trước đến nay đều trong vắt, tại sao đột nhiên biến thành một màu vàng đục như vậy?
Từ trung tuần trở đi, từ lổ nhỏ trên tấm che xi-măng tại một cái giếng sâu hơn 50m ở hợp tác xã Dương Quan Lâm huyện Phong Nhuận, Đường Sơn, có khí thổi ra kêu “xuy xuy”. Ngày 25 và 26/7, phun khí đạt tới đỉnh điểm, 20m bên ngoài có thể nghe thấy tiếng vang, khối đá nhỏ đặt phía trên lỗ thoát khí cũng có thể lơ lửng trên không.
Tại hợp tác xã Cao Khảm huyện Loan, Đường Sơn cũng có một cái giếng thần bí. Miệng giếng này không sâu, bình thường dùng đòn gánh là có thể múc được nước. Nhưng vào ngày 27 đó, có người đột nhiên phát hiện thùng treo trên đòn gánh đã không đủ đến mặt nước, người này đành phải quay về nhà lấy dây thừng, ai ngờ khi quay lại thì nước giếng lại đột nhiên dâng lên rồi, chẳng những không cần dùng dây thừng mà còn có thể trực tiếp cầm thùng múc đầy nước!
Mấy ngày đó, hồ nước tại một số thôn gần Đường Sơn, không hiểu làm sao lại dâng lên cột nước giống như Bác Đột Tuyền ở Tế Nam.
Nhân loại đôi khi cũng nhận được tin tức từ thiên nhiên, nhưng họ không thể đoán được những tin tức đó mang ý nghĩa như vậy.
Tại Bắc Kinh, Đường Sơn, vào nửa đêm, bóng đèn huỳnh quang đã tắt rồi trong nhà của nhiều người lại sáng lên kỳ lạ. Tại huyện Thông, có người phát hiện một bóng đèn huỳnh quang 20 W đã bị tháo xuống lại lòe lòe sáng lên.
Hôm 27 là một ngày không thể tưởng tượng nổi. Tại khu vực khai thác mỏ Tây Lâm, Đường Sơn, một đám “sương mù khó ngửi” bốc lên mùi lưu huỳnh, che mất tầm mắt người dân, khiến họ mờ mịt. Mọi người bị mùi vị khác thường này xông cho mơ hồ rồi, không còn thấy rõ bộ mặt của thế giới này, càng không thấy rõ thiên nhiên đang chuẩn bị một tai nạn như thế nào.
Mọi người không hiểu chút nào, cứ mê mê mang mang cho tới đêm khuya 27/7.
Đêm khuya “27/7” trước đại hủy diệt
Vương Tài thuộc đại đội Mao Thảo Danh, hợp tác xã Lật Viên, ngoại ô thành phố Đường Sơn: Khoảng 12 giờ khuya, ông về nhà sau khi xem xong chiếu bóng thì nhìn thấy 4 con vịt mái trước cổng nhà, không đi vào sân nhỏ mà cứ đứng ở ngoài cửa, vừa thấy chủ nhân, chúng liền rướn cổ kêu lên, mở cánh lạch ba lạch bạch nhào tới. Vương tài đi đến chỗ nào, chúng đuổi tới chỗ đó, ra sức dùng miệng kéo ống quần của ông.
Trương Bảo Quý thuộc đại đội Đông Bát Hộ, huyện Loan Nam: Đêm khuya 27/7, mãi không ngủ được, ông nghe thấy mèo kêu. Tưởng rằng nó đói bụng, ông bắt đầu cho ăn nhưng mèo không ăn, vẫn kêu không ngừng, lại còn chạy tán loạn.
Đêm hôm đó, khu vực mấy trăm km chung quanh Đường Sơn, mọi người đều nghe thấy được tiếng chó sủa ầm lên một thời gian lâu.
Lưu Văn Sáng thuộc đại đội Lý Cực Trang, hợp tác xã Tất Vũ Trang, huyện Phong Nam: Trong đêm 27/7, ông bị tiếng chó sủa đánh thức. Lúc ấy, con chó nhà ông dùng sức cào cửa phòng ông. Ông Lưu mở cửa cho chó vào, nó lại muốn kéo ông ra khỏi phòng.
Trương Hồng Tường thuộc đại đội An Các Trại, hợp tác xã Lưu Bị Trại, huyện Tuân Hóa, thành phố Đường Sơn: Con chó nhà ông cũng không ngừng sủa dữ dội, cứ sủa thẳng đến khi người nhà họ Trương thức dậy, chú chó cắn vào đùi em trai Trương Hồng Tường một cái, giống như muốn kéo đi, chạy ra khỏi phòng.
Lý Phiện thuộc đại đội Đông Bách Tân, hợp tác xã Trần Phúc, huyện tự trị dân tộc Hồi Đại Xưởng: Ông tận mắt nhìn thấy con chó mẹ nhà minh đem 4 con chó con sinh ngày 15/7, ngậm từng con một từ trong chuồng đi ra.
Đêm càng lúc càng khuya. Đây là một đêm tràn ngập tiếng động ầm ĩ, trong bầu không khí bất an đã bước qua ngày 28/7 rồi. Khoảng 1 giờ 30 phút, Trương Xuân Trụ ở trang trại Đại Sơn Đầu tại huyện Phủ Ninh giật mình tỉnh dậy vì một trận tiếng kêu “chi chi”, toàn bộ 415 con chồn giống như “nổi điên”, nhảy loạn trong lồng sắt, hoảng sợ đủ loại.
Cùng lúc đó, Trần Phú Cương là người chăn nuôi của đại đội Dương Cốc Tháp hợp tác xã Tả Gia Ổ huyện Phong Nhuận, tại một cửa hàng xe ngựa bắt đầu cho ăn. Bất ngờ con la, con ngựa cắn, đá lung tung lại còn nhảy loạn xạ, la như thế nào chúng cũng không dừng lại. Sau hơn 3 giờ đồng hồ, toàn bộ hơn 100 con ngựa của 60 xe ngựa bức đứt dây cương, kêu lớn quái dị, tranh nhau nhảy ra khỏi chuồng ngựa, tung vó chạy như điên trên đường lớn!
Cùng lúc đó, Lý Hội Thành thuộc đại đội Mã Thiết Trang, hợp tác xã Hồng Kiều, huyện Xương Lê, khu vực Đường Sơn, tận mắt nhìn thấy: Hơn 200 con chim bồ câu của nhà hàng xóm đột nhiên ra sức bay lên không trung, bay vòng quanh, va đập vào nhau nhưng vẫn bay thật lâu không chịu đáp xuống!
Rõ ràng, rất nhiều người đều tiếp nhận được tín hiệu cảnh cáo từ thiên nhiên trước khi đại địa chấn Đường Sớn xảy ra. Nhưng là những tín hiệu này không có tính đặc biệt duy nhất; thời tiết oi bức cũng có thể khiến gà chó không yên, mưa mấy ngày liền cũng có thể khiến nước giếng đột nhiên dâng cao, mọi người chính là dùng kinh nghiệm tầm thường nhất này để giải thích những điều “dị thường” kia. Tri thức có thể giúp con người trở nên nhạy cảm và kiên cường, nhưng đồng thời cũng có thể khiến con người “vừa điếc vừa mù” lại yếu nhược hơn.
Trong “báo cáo thông tin động đất” do Cục điều tra địa chất Mỹ xuất bản năm 1978 có in một bức ảnh hài hước về một con hắc tinh tinh nhắm mắt há miệng, hoảng sợ kêu thảm thiết. Trên tấm ảnh viết: “Tại sao tôi có thể dự báo động đất, mà sao các nhà khoa học lại không thể?” Đây là sự tự trách của con người.
Tuy nhiên, chúng ta thường hay quên rằng: Con người cũng là một phần của xã hội. Dù cho ở trong cuộc chiến đấu với thiên nhiên, chỉ khi chung sức chung lòng thì mới có thể phát huy được sức mạnh. Khi tách ra từng người tự chiến đấu thì con người không thể so với tính ưu việt của nhiều loài động vật. Chỉ dựa vào bản năng, con người thậm chí còn thua xa động vật. Khi đối mặt với thiên tai vừa mạnh mẽ vừa thần bí như vậy, con người không hình thành một tập thể đề phòng, không có biện pháp và kênh thông tin thích hợp để thu thập và xử lý kịp thời những cảnh báo dị thường của thiên nhiên, họ thế nào mà không bị “ác ma” đột nhiên ập xuống tiêu diệt từng bộ phận?
Iris dịch từ soundofhope.org