Mặc dù không có cánh nhưng những sinh vật trong danh sách dưới đây vẫn có thể lướt như chim.
1. Rắn Chrysopelea paradisi
Loài rắn có tên khoa học Chrysopelea paradisi sống trên cây và có khả năng bay vô cùng độc đáo. Khi bay chúng ép cơ thể dẹp xuống tới mức tối đa, để tạo thành bề mặt phẳng có tác dụng như cánh, đồng thời uốn lượn cơ thể của mình khi bay để tạo sự thăng bằng. Loài rắn này có thể lướt mình hàng chục mét từ cây này sang cây khác, thậm chí tránh được những chướng ngại vật trong quá trình bay.
Cá chuồn Đại Tây Dương có tên khoa học Cypselurus melanurus. Để bay vọt được lên không trung, loài cá chuồn này sẽ lấy đà bằng cách vẫy mạnh chiếc đuôi đồng thời xòe rộng vây ngực. Chúng sẽ liên lục vẫy đuôi cho đến khi hoàn toàn tách khỏi mặt nước. Chúng có thể bay 45 giây trong không khí và rơi cách chỗ lấy đà tới 500 m.
3. Ếch cây Rhacophorus pardalis
Loài ếch cây Rhacophorus pardalis sống ở các khu rừng Đông Nam Á cũng có khả năng bay. Chúng nâng cơ thể và bay giữa các cây nhờ vào màng da nhỏ giữa những ngón chân.
4. Thằn lằn Draco obscurus
Có hàng chục loài thằn lằn bay được biết đến trên thế giới, và chúng thường được gọi là “rồng bay”. Loài rồng bay Draco obscurus là một ví dụ. Chúng có thể lướt trên không trung một cách tuyệt vời và hiếm khi rơi xuống đất nhờ vào màng da mở rộng ở 2 bên sườn.
5. Vượn cáo Galeopterus variegatus
Trong gia đình động vật có vú, loài vượn cáo Galeopterus variegatus có khả năng lướt mình phi thường giữa các cây với khoảng cách trung bình 30-50m, tối đa lên tới 150m và loài này không có họ hàng với loài sóc bay.
Theo VNN