Nhiều người nghĩ rằng công nghệ hàng không vũ trụ là cái gì đó ‘trên trời’ và rất xa xôi nhưng thực tế lại không phải vậy. Nhờ việc nghiên cứu vũ trụ, rất nhiều công nghệ đã được ra đời và phổ biến trong cuộc sống hàng ngày tới mức ai cũng biết.
1. Thức ăn khô
Các phi hành gia trên vũ trụ buộc phải ăn thức ăn khô bởi đồ ướt không thể lưu trữ lâu và có thể sinh ra các mầm bệnh. Điều này buộc NASA phải nghiên cứu ra công nghệ sản xuất thức ăn khô, loại bỏ triệt để nước trong thực phẩm cũng như tiệt trùng hoàn toàn. Ngay lập tức, NASA đã ‘bắt tay’ với Nestle để phát triển công nghệ sấy khô thực phẩm, giúp lưu trữ được nhiều loại thức ăn dưới dạng này.
2. Tròng mắt kính chống trầy
Năm 1972, Cục quản lý thực phẩm & dược phẩm của Mỹ (FDA) yêu cầu các hãng chuyên sản xuất mắt kính chuyển qua sử dụng plastic để làm tròng kính, thay cho thuỷ tinh. Plastic có 3 ưu điểm tuyệt đối so với thuỷ tinh là nhẹ hơn, giá thành rẻ hơn và hấp thụ tia UV tốt hơn, nhưng có nhược điểm là dễ trầy hơn rất nhiều, khiến tầm nhìn ít nhiều bị giảm sút.
Khó khăn này đã được giải quyết nhờ việc NASA sáng chế ra một lớp phủ chống trầy cho kính, ban đầu được dùng phủ mặt kính trong nón bảo hiểm của phi hành gia. Công nghệ này sau đó cũng được chia sẻ cho các hãng sản xuất mắt kính, giúp tạo ra những loại tròng kính chống trầy rất tốt, thay thế hoàn toàn cho tròng kính thuỷ tinh.
3. Máy tập thể dục
Đây cũng là một trong những phát minh quan trọng của NASA. Môi trường không trọng lực sẽ làm cơ thể các phi hành gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng, điển hình là các cơ sẽ bị teo đi, xương bị loãng dần. Chính vì vậy NASA đã tạo ra các máy tập thể dục để họ có thể tập luyện mỗi ngày trên không gian, giữ cho cơ thể khoẻ mạnh và không bị liệt vì “ít vận động”.
4. Máy đo đường huyết
Trong khoảng thời gian phát triển tàu vũ trụ Mars Viking, NASA đã phát minh ra máy đo đường huyết cá nhân để giúp theo dõi lượng insulin trong máu của các phi hành gia. Thiết bị này sau đó đã được phổ biến và trở thành thiết bị theo dõi không thể thiếu của những bệnh nhân đái tháo đường.
5. Nhiệt kế điện tử
Từ năm 1991 trở về nước, người ta vẫn dùng nhiệt kế thuỷ ngân để đo thân nhiệt cho người bệnh. Việc đo nhiệt độ cho một đứa trẻ không hề dễ dàng chút nào, mà nhiệt kế thuỷ ngân lại không chính xác 100% và khó đọc chỉ số. Để giải quyết khó khăn đó, công nghệ sử dụng tia hồng ngoại để đo nhiệt độ các hình tinh của NASA đã được Diatek, một công ty chuyên sản xuất các thiết bị điện tử cho ngành y học ứng dụng. Nhiệt kế điện tử hồng ngoại ra đời từ đó, giúp đo thân nhiệt nhanh và chính xác, cho kết quả chỉ sau 2s.
6. Máy chụp CT
Sau khi tàu Apollo đáp được lên Mặt trăng, phòng nghiên cứu lực đẩy JPL của NASA đã phát minh ra công nghệ chụp ảnh chất lượng cao gigital image processing (DPI) để ghi lại những hình ảnh của bề mặt ngôi sao này. Công nghệ này sau đó được ứng dụng trên các thế hệ máy CT cải tiến để giúp cho chất lượng ảnh chụp cắt lớp tốt hơn.
Theo Tinhte