Tinh Hoa

Những kỳ quan thế giới đang “chết mòn”

ANTĐ – Đền Taj Mahal, Vạn Lý Trường Thành, Machu Picchu và rất nhiều kỳ quan nổi tiếng với vẻ đẹp kỳ vĩ lại đang đứng trước “bến bờ sụp đổ” bởi những tác động xấu của những khách du lịch đã đặt chân đến đây.

ANTĐ – Đền Taj Mahal, Vạn Lý Trường Thành, Machu Picchu và rất nhiều kỳ quan nổi tiếng với vẻ đẹp kỳ vĩ lại đang đứng trước “bến bờ sụp đổ” bởi những tác động xấu của những khách du lịch đã đặt chân đến đây.

Bài viết liên quan Top 20 công viên giải trí “hút khách” nhất thế giới

Nghệ thuật vẽ tranh trên đá của người cổ

Khu đền Machu Picchu (Peru)

 

“Nhiều kỳ quan trên thế giới đang bị đe dọa bất kỳ lúc nào. Ngoại trừ các di tích và thành phố cổ đại ở Trung Đông, những di tích lịch sử tại các thành phố lớn ở châu Á đang phải đối mặt với một mối đe dọa cao nhất do sự mở rộng và phát triển thiếu tổ chức” – ông Stefaan Poortman, giám đốc điều hành Quỹ Di sản Thế giới – một tổ chức được sáng lập với mục đích nhằm bảo vệ những di sản đang có nguy cơ bị cạn kiệt trên thế giới nhận định.

“Du lịch không được quản lý tốt và một lượng lớn khách tới tham quan đã gây sức ép cho các điểm du lịch trên thế giới. Một số kỳ quan nổi tiếng như Angkor Wat hay Machu Picchu thường rất đông khách ghé thăm. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới các kỳ quan, nhưng tại một vài thời điểm nhất định, nếu không được quản lý chặt chẽ, nó còn gây ra những tác động xấu tới chất lượng cuộc sống của người dân địa phương” – ông chia sẻ thêm.

Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc)

 

Trải dài hàng ngàn cây số, bức tường đồ sộ của Trung Quốc được xây dựng để chống lại sự công kích từ quân đội, thế nhưng gần đây, một đám đông du khách đã đổ dồn lên kỳ quan này.

Theo tờ Bejing Times, một đoạn của bức tường đã bị phun graffiti, 30% pháo đài đã biến mất do bị xói mòn và bị hủy hoại bởi con người.

Rạn san hô ngầm (Úc)

Hệ sinh thái rạn san hô lớn nhất thế giới là nơi lưu trữ rất nhiều loài sinh vật biển. Thế nhưng, các nhà khoa học đã cảnh báo rằng nó có thể sẽ tuyệt chủng vào năm 2050 do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Đây chắn chắn là một thảm họa môi trường, mặt khác, nó còn đánh dấu chấm hết cho nền công nghiệp du lịch hàng tỷ đô la, để lại những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế địa phương.

Đền Angkor Wat (Campuchia)

Những tàn tích của Campuchia một thời – ngồi đền tráng lệ nguy nga hiện đang bị tàn phá bởi những chiếc điện thoại smartphone bởi du khách tới đây luôn trong tình trạng chen lấn, xô đẩy để có được vị trí tốt nhất trong ngôi đền – nơi có thể bắt trọn khung cảnh mặt trời mọc kỳ vĩ.

Với mức tăng trưởng xấp xỉ 20% mỗi năm, dựa trên thống kê về lượng khách du lịch Campuchia, khoảng hơn 2 triệu người đã đặt chân đến Angkor Wat trong năm 2013.

Tòa thánh Vatican (Vatican)

 

Bức họa bậc thầy của Michelangelo trên trần nhà của tòa thánh Vatican đã mất 4 năm để hoàn thành, thế nhưng rất nhiều trong số hàng triệu du khách đến chiêm ngưỡng bức họa mỗi năm đều bị bắt gặp chụp ảnh flash bất chấp lệnh cấm.

Mặt khác, du khách tới đây tham quan đã vô tình khiến lượng carbon dioxide tăng cao, gây tổn thương đến các tác phẩm nghệ thuật. Năm ngoái, một hệ thống máy sưởi và điều hòa mới đã được đưa vào sử dụng nhằm chống lại những tác dụng phụ của du lịch.

Cảm biến và camera cũng đã được gắn trên tường để đếm số lượng người đồng thời điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong nhà nguyện.

Hang động Altamira (Tây Ban Nha)

Trong vòng nhiều năm, du khách đổ xô đến xem các bức vẽ “Chú bò Bison” tinh xảo bên trong hang động Altamira, nằm gần bờ biển phía bắc Tây Ban Nha. Thế nhưng, hàng triệu dấu chân du khách đã gây hư hại cho bức họa đồ đá gần 20.000 năm tuổi. Do vậy, vào năm 2002, chính quyền Tây Ban Nha đã công bố quyết định đóng cửa địa điểm này.

Năm 2014, một phần lối vào hang động đã được mở trở lại. Mỗi tuần, 5 du khách được chọn ngẫu nhiên sẽ được phép ghé thăm bên trong hang động (mỗi du khách đều phải mặc trang phục bảo hộ).

Khu bảo tồn quốc gia Maasai Mara (Kenya)

Sự nở rộ của các trò giải trí trong khu bảo tồn đã mang lại một lượng khách khổng lồ đến đây mỗi năm. Những du khách này được xem là một nguồn doanh thu quan trọng của Kenya.

Nhưng rừng khách du lịch đổ về Maasai Mara để chiêm ngưỡng các loài động vật hoang dã cũng tạo ra sức ép lên nguồn tài nguyên của khu vực. Rất nhiều nhà nghỉ cũng như lều trại được dựng lên cũng làm ảnh hướng đến môi trường nơi đây.

Ông Poortman cho rằng Chính phủ cần phải hạn chế lượng du khách đến với những nơi bị tổn thương.

“Cần phải nhận thức rằng việc du khách đến nhìn ngắm và trải nghiệm một không gian tự nhiên và giàu văn hóa là điều rất đặc biệt. Nếu cảnh quan đó không còn tồn tại nữa hoặc bị hủy hoại, thì nguồn thu từ du lịch cũng theo đó mà giảm sút” – ông Poortman cho biết.

Lăng mộ Tutankhamun (Ai Cập)

Tháng 4-2014, khu mộ của vị Pharaoh Ai Cập công bố phải đóng cửa. Nguyên nhân là khí ẩm thoát ra từ… hơi thở của du khách qua hàng thập kỷ đã khiến nơi đây bị hư hại.

Ngay gần khu vực lăng mộ Tutankhamun, một bản sao y hệt đã được tạo ra. Bản sao này được chế tác bởi công ty của Tây Ban Nha, dưới sự giám sát của Hội đồng cổ vật tối cao của Ai Cập.

Nhóm nghiên cứu sử dụng máy quét laser và máy in độ phân giải cao để tái tạo kết cấu chính xác và màu sắc của bức tranh tường mô tả thế giới bên kia.

Đền Taj Mahal (Ấn Độ)

Kể từ giữa thế kỷ, lăng mộ của người vợ yêu quý của hoàng đế Mughal, Mumtaz, được xem như một biểu tượng cho tình yêu vĩnh cửu. Nơi đây mỗi năm đón 4 triệu khách du lịch, nhưng cũng chính bởi dòng người đến tham quan mà công trình kiến trúc này đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng sự sụt giảm mực nước của dòng sông Yamuna gần đó đang gây ra những ảnh hưởng đến phần móng bằng gỗ của công trình.

Theo ANTĐ