Loài cá quỷ fangtooth sống ở độ sâu 5.000 m dưới đáy biển hay đạo diễn lừng danh James Cameron lặn xuống nơi sâu nhất địa cầu…
|
Hang sâu nhất ở lục địa Mỹ được phát hiện nằm dưới ngọn núi Pigeon ở Georgia với độ sâu 179 m. Đây là một trong những hang động sâu nhất hành tinh. Khi ném một viên đá xuống đáy hang, nó phải rơi mất 8 giây.
|
|
Ngày 24/3 năm ngoái, đạo diễn lừng danh James Cameron một mình thực hiện chuyến thám hiểm xuống khu vực sâu nhất trên trái đất của có tên là Challenger Deep, thuộc vùng biển Mariana Trench của Thái Bình Dương. Để đi xuống điểm sâu gần 11 km, đạo diễn của bộ phim Titanic ngồi trong tàu ngầm nặng 12 tấn có tên “Thách thức biển sâu”.
|
|
Cánh cụt Hoàng đế là loài chim lặn sâu nhất trên hành tinh. Chúng có thể lặn xuống độ sâu 564 m và ở dưới nước hơn 20 phút.
|
|
Hang Sơn Đoòng nằm trong quần thể hang động Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình, là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới. Hang có chiều rộng 150 m, cao hơn 200 m, dài ít nhất là 5 km. Hang có đoạn cao đến nửa dặm và có thể chứa lọt một tòa nhà cao 40 tầng.
|
|
Tháng 4/2005, thợ lặn người Croatia Kristijan Curavic lặn xuống độ sâu 51 m ở Bắc Cực. Đây là thành tích lặn sâu nhất từ trước tới nay được thực hiện ở một trong những nơi lạnh nhất địa cầu.
|
|
Cá răng nanh “fangtooth” là loài cá sống ở nơi sâu nhất thế giới. Cá fangtooth thường sống ở độ sâu khoảng 1.980 m, nhưng cũng được tìm thấy ở bơi ở độ sâu 5.030 m.
|
|
Tàu ngầm DeepSee đang lặn xuống độ sâu 183 m phía dưới Thái Bình Dương để thám hiểm núi lửa ngầm Las Gemelas. Ngọn núi lửa này độ cao 2.290 m tính từ đáy biển.
|
|
Hình ảnh chưa từng xuất hiện về con tàu Titanic nằm ở độ sâu 3,2 km đuợc công bố tháng 5 năm ngoái. Bức ảnh trên được tạo thành bởi 1.500 bức ảnh có độ phân giải cao được tinh chỉnh thông qua dữ liệu hệ thống định vị dưới mặt nước.
|
|
Lặn ở những hang động ngập nước tại Bahamas là một điều cực kỳ nguy hiểm, nhưng phần thưởng cho các nhà khoa học là cảnh quan tuyệt đẹp và sự khám phá về địa chất học, khảo cổ học và sinh học. Các hang động tại đây sâu hàng chục mét.
|
|
Các nhà khảo sát leo xuống độ sâu 91 m dưới lớp băng Greenland, Đan Mạch. Các hang băng như thế hình thành khi băng tan chảy vào mùa xuân và các lỗ địa nhiệt làm tan lớp băng dày ở dòng sông băng.
|
Bình An
Theo Infonet
|
Theo Zing